ĐOẠN THỨ HAI BẢY BÍ TÍCH CỦA HỘI THÁNH CHƯƠNG I Articulus 3: Sacramentum Eucharistiae 1322 1212. I. THÁNH THỂ NGUỒN MẠCH VÀ TỘT ĐỈNH CỦA ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH Eucharistia – fons et culmen vitae ecclesialis ĐƯỢC GỌI BẰNG NHỮNG DANH HIỆU NÀO? Quomodo hoc appellatur sacramentum? 1328. Nhờ việc bẻ bánh, các môn đệ nhận ra Chúa sau khi Người phục sinh (x.Lc 24,13-15). Vì vậy, các Kitô hữu đầu tiên gọi những buổi cử hành thánh lễ là Lễ Bẻ Bánh (x.Cv 2,42.46; 20,7.11). Với thuật ngữ này, họ muốn nói: tất cả những ai cùng ăn một tấm bánh được bẻ ra là Chúa Kitô, thì được hiệp thông với Người và hợp thành thân thể duy nhất trong Người (x. 1Cr 10,16-17). Bí tích Thánh Thể cũng được gọi là Sự Thánh (x. Giáo huấn các Tông đồ 8,13.12; Didaché 9,5; 10,6) theo ý nghĩa đầu tiên của "mầu nhiệm các thánh thông công" được tuyên xưng trong kinh Tin Kính của các tông đồ. Ngoài ra, Mình Thánh Chúa còn được gọi là bánh các thiên thần, bánh bởi trời, thuốc trường sinh (Thánh Ignatiô Antiôchia, thư Ep 20,2), Của ăn đàng... Eucharistia in Oeconomia salutis Dấu chỉ bánh và rượu Signa panis et vini 1333 1350 1147 1148. Do đó, khi dâng lễ vật, chúng ta tạ ơn Đấng Sáng Tạo vì đã ban bánh và rượu (x. Tv 104,13-15), tuy "do công lao của con người", nhưng trước hết là "hoa mầu ruộng đất" và "sản phẩm từ cây nho", tức là những ân huệ của Đấng Sáng Tạo. Hội Thánh coi "bánh và rượu" (St 14,18) do Melchisedech, vị vua kiêm tư tế, dâng lên Thiên Chúa, là tiên trưng cho lễ vật của Hội Thánh (Kinh nguyện Thánh Thể I còn gọi là Lễ Quy Rôma, 95: Sách Lễ Rôma). "bánh không men" người Do Thái hằng năm vẫn dùng trong lễ Vượt Qua, nhắc nhớ ngày được giải thoát và vội vã ra đi khỏi Ai Cập; kỷ niệm về Manna trong hoang địa luôn giúp Do Thái nhớ rằng: "Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra" (Đnl 8,3); cuối cùng, bánh ăn hàng ngày là sản phẩm của Đất Hứa, là bằng chứng Thiên Chúa hằng trung tín giữ lời đã hứa. Rượu diễn tả niềm vui ngày lễ hội, nhưng rượu trong "chén chúc tụng" (1 Cr 10,16) vào cuối bữa tiệc Vượt Qua của người Do Thái, có chiều kích cánh chung, chất chứa niềm hy vọng Đấng Messia sẽ đến phục hưng Giêrusalem. Đức Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể, bằng cách đem lại một ý nghĩa mới và vĩnh viễn cho lời chúc tụng đọc trên bánh và rượu. Phép lạ hóa nước thành rượu ở Cana (x.Ga 2,11) là dấu chỉ báo trước "Giờ Con Người được tôn vinh". Dấu chỉ này còn loan báo Tiệc Cưới trong Nước Thiên Chúa, nơi các tín hữu sẽ uống rượu mới (x. Mc 14,25) đã trở thành Máu Chúa Kitô. Câu hỏi của Chúa vẫn vang dội qua các thời đại như lời yêu thương mời gọi mọi người nhận biết: "Thầy mới có những lời ban phúc trường sinh" (Ga 6,68), và tin tưởng đón nhận hồng ân Thánh Thể, cũng là đón nhận chính Người. Institutio Eucharistiae 1337 610 611. Để trao lại cho họ bảo chứng tình yêu này và cho họ được tham dự vào cuộc Vượt Qua của mình, Người thiết lập bí tích Thánh Thể để tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh của Người và truyền lệnh cho các tông đồ mà "Người đã đặt làm tư tế của Giao Ước Mới, cử hành bí tích này cho đến khi Người lại đến" (x. CĐ Trentô, DS 1740) . Khi tới giờ ăn tiệc Vượt Qua, Đức Giêsu vào bàn với các tông đồ. Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa"... Rồi Người cầm lấy tấm bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm như Thầy vừa mới làm, mà tưởng nhớ đến Thầy". Rồi tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng Máu Thầy, máu đổ ra vì anh em" (Lc 22,7-8;13-16;19-20) (x. Mt 26,17-29; Mc 14,12-25; 1Cr 11,23-26) . « Hoc facite in meam commemorationem » 1341 611 IV. CỬ HÀNH PHỤNG VỤ THÁNH THỂ Celebratio liturgica Eucharistiae Thánh lễ qua mọi thời đại Missa omnium saeculorum 1345. Sau lời nguyện, chúng tôi hôn và chúc bình an cho nhau. 1346. Celebrationis motus 1348 1140 1548. Thay mặt Người, vị giám mục hay linh mục, "trong cương vị Đức Kitô Thủ lãnh", sẽ chủ sự cộng đoàn, giảng dạy sau các bài đọc, đón nhận lễ vật, dâng tiến và đọc kinh nguyện Thánh thể. Mọi người đều tham gia cách tích cực vào thánh lễ, mỗi người một cách: người đọc thánh thư, kẻ mang lễ vật, người trao Mình Thánh và toàn dân đều thưa Amen thể hiện sự tham gia của mình. Việc dâng lễ vật trên bàn thờ lặp lại cử chỉ của Melchisedech và đặt tặng phẩm của Tạo Hóa vào tay Đức Kitô. Trong hy tế của mình, Đức Giêsu kiện toàn mọi cố gắng tế lễ của con người. Sacrificium sacramentale: gratiarum actio, memoriale, praesentia 1356. Gratiarum actio et laus Patri 1359 293. Memoriale sacrificale Christi Eiusque corporis, Ecclesiae 1362 1103. Trong bữa Tiệc Ly, vào đêm bị nộp (1Cr 11,23), Người muốn để lại cho Hội Thánh, Hiền Thê yêu dấu của Người, một hy tế hữu hình, vì bản tính con người cần như vậy. Hy tế đẫm máu đã được thực hiện một lần duy nhất trên thập giá này được tái diễn và tưởng niệm cho đến tận thế (x. 1Cr 11,23), đem lại sức mạnh cứu độ tha thứ mọi tội lỗi chúng ta hằng phạm" (x. CĐ Trentô, DS 1740). Trong thánh lễ, hy tế của Đức Kitô trở thành hy tế của mọi chi thể trong Thân Thể. Đời sống, lời ca ngợi, đau khổ, kinh nguyện, công việc của các tín hữu đều được kết hợp với Đức Kitô và với lễ dâng toàn hiến của Người; nhờ đó tất cả có được một giá trị mới. Hy tế của Đức Kitô hiện diện trên bàn thờ đem lại cho muôn thế hệ Kitô hữu khả năng được kết hợp với lễ dâng của Người. Christi praesentia per Eius verbi et Spiritus Sancti virtutem 1373 1088. Trong bí tích cực thánh, "có sự hiện diện đích thực, thực sự và bản thểcủa Mình và Máu Đức Kitô, cùng với linh hồn và thiên tính của Người, nghĩa là Đức Kitô trọn vẹn" (x. CĐ Trentô, DS 1651). "Sự hiện diện này được gọi là "thực sự", không có nghĩa là Đức Kitô không hiện diện thực sự trong những cách khác; nhưng đây là cách hiện diện đầy đủ nhất vì là sự hiện diện bản thể, và nơi đây có Đức Kitô, vừa là Thiên Chúa vừa là con người, hiện diện trọn vẹn" (ĐGH Phaolô VI, Thông điệp Mysterium Fidei, 39). Et sanctus Ambrosius de hac conversione ait: 298. Trong bí tích Thánh Thể, Người hiện diện cách mầu nhiệm giữa chúng ta như "Đấng đã yêu mến và thí mạng vì chúng ta" (Gl 2,20), Người hiện diện qua những dấu chỉ biểu lộ và thông ban tình yêu này: "Hội Thánh và thế giới rất cần tôn thờ Thánh Thể. Đức Giêsu đang chờ chúng ta trong bí tích tình yêu này. Phải dành thời gian đến gặp gỡ, tôn thờ và chiêm ngưỡng Người với tất cả lòng tin và ước mong đền tạ muôn lỗi lầm thiếu sót của nhân gian. Hãy luôn tôn thờ Thánh Thể" (ĐGH Gioan Phaolô II, Thư Dominicae Cenae, Bữa tiệc của Chúa 3). VI. BÀN TIỆC VƯỢT QUA Thánh Ambrôxiô dạy: "Bàn thờ của Chúa Kitô là gì, nếu không phải là chính Thân Mình Người? Bàn thờ tượng trưng thân Mình Chúa Kitô và Thân Mình Người được đặt trên bàn thờ" (Các bí tích 5,7;4,7). Phụng vụ làm nổi bật tính thống nhất giữa hy tế và hiệp thông trong nhiều lời nguyện; trong kinh tạ ơn, Hội Thánh Rôma cầu nguyện: « Accipite et comedite omnes »: Communio 1384 2835. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn bánh và uống chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình" (1Cr 11,27-29). Ai biết mình đang mắc tội trọng, phải lãnh nhận bí tích Giao Hòa trước khi đến rước lễ. Communionis fructus 1391 460 521. Trong bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được mời gọi để tạo thành một thân thể duy nhất (x. 1Cr 12,13). Bí tích Thánh Thể thực hiện ơn gọi này: "Khi ta nâng chén tạ ơn mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể" (1Cr 10,16-17) : Càng đau khổ vì sự chia rẽ trong Hội Thánh vốn làm cho các Kitô hữu không thể tham dự Tiệc Thánh chung với nhau, chúng ta càng thấy Lời Chúa cầu nguyện cho các Kitô hữu được hiệp nhất trở nên khẩn thiết hơn. VII. BÍ TÍCH THÁNH THỂ – “BẢO CHỨNG CHO VINH QUANG TƯƠNG LAI” Eucharistia – « futurae gloriae pignus » Vì bí tích Thánh Thể là lễ tưởng niệm cuộc Vượt Qua của Chúa và "khi dự tiệc Mình và Máu Thánh Con Cha tại bàn thờ này... tất cả chúng con được tràn đầy ơn phúc bởi trời" (Kinh nguyện Thánh Thể I hay Lễ Quy Rôma, Sách Lễ Rôma 96), nên bí tích Thánh Thể cũng còn là tiền dự vào vinh quang thiên quốc. Compendium Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo
CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE
1992
PHẦN THỨ HAI
Cử Hành Mầu Nhiệm Kitô Giáo
PARS SECUNDA
MYSTERII CHRISTIANI CELEBRATIO
SECTIO SECUNDA
SEPTEM ECCLESIAE SACRAMENTA
CÁC BÍ TÍCH KHAI TÂM KITÔ GIÁO
CAPUT PRIMUM
INITIATIONIS CHRISTIANAE SACRAMENTA
Mục 3
BÍ TÍCH THÁNH THỂ
Bí tích Thánh Thể hoàn tất công cuộc khai tâm Kitô giáo. Những người đã được bí tích Thánh Tẩy nâng lên tham dự hàng tư tế vương giả và nhờ bí tích Thêm Sức trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô cách sâu xa hơn, nay nhờ bí tích Thánh Thể được cùng với toàn thể cộng đoàn tham dự vào hy lễ của Chúa Giêsu.
1323 1402.
"Trong bữa tiệc sau hết, vào đêm bị nộp, Đấng Cứu Chuộc chúng ta đã thiết lập Hy Tế Tạ Ơn bằng Mình và Máu Người, để nhờ đó, Hy Tế Khổ Giá kéo dài qua các thời đại cho tới khi Người lại đến, và cũng để ủy thác cho Hiền Thê yêu quý của Người là Hội Thánh tưởng nhớ sự chết và phục sinh của Người: đây là bí tích tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái, bữa tiệc Vượt Qua. Trong tiệc này, chúng ta nhận được Chúa Kitô làm của ăn, được tràn đầy ân sủng và được bảo đảm vinh quang tương lai" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 47).
1324 864.
Bí tích Thánh Thể là "nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 11). "Những bí tích khác cũng như các thừa tác vụ và các hoạt động tông đồ đều gắn liền với bí tích Thánh Thể và quy hướng về đó. Thật vậy, phép Thánh Thể Chí Thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Hội Thánh, đó là chính Chúa Kitô, Người là mầu nhiệm Phục Sinh của chúng ta" (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 5).
1325 775.
"Bí tích Thánh Thể biểu thị và thể hiện chính thực chất của Hội Thánh là hiệp thông đời sống với Thiên Chúa và hiệp nhất Dân Thiên Chúa. Việc Thiên Chúa thánh hóa trần gian trong Chúa Kitô cũng như việc con người trong Thánh Thần, tôn thờ Chúa Kitô và nhờ Người tôn thờ chính Chúa Cha, cùng đạt tới tột đỉnh trong bí tích Thánh Thể" (Thánh bộ Nghi lễ, Huấn thị Eucharisticum mysterium, huấn thị "Mầu nhiệm Thánh Thể" 6).
1326 1090.
Nhờ cử hành bí tích Thánh Thể, ngay từ bây giờ chúng ta được kết hiệp với phụng vụ trên trời và tiền dự vào đời sống vĩnh cửu, "khi Thiên Chúa có toàn quyền trên mọi sự" (1Cr 15,28).
1327 1124.
Bí tích Thánh Thể vừa đúc kết vừa tổng hợp đức tin công giáo: "Cách suy nghĩ của chúng ta phù hợp với bí tích Thánh Thể, và ngược lại bí tích Thánh Thể xác nhận cách suy nghĩ của chúng ta" (Thánh Irênê, Adversus haereses, Chống lạc giáo 4,18,5).
II. BÍ TÍCH THÁNH THỂ
Bí tích Thánh Thể vô cùng phong phú nên được gọi bằng nhiều danh hiệu khác nhau, mỗi danh hiệu gợi lên một số khía cạnh:
2637 1082 1359.
Bí tích Thánh Thể được gọi là Lễ Tạ Ơn, vì đây chính là việc tạ ơn Thiên Chúa. Tân Ước dùng các từ Hy Lạp eucharistein (x. Lc 22,19; 1Cr 11,24) và eulogein (x. Mt 26,26; Mc 14,22), gợi nhớ lại việc người Do Thái, đặc biệt trong bữa ăn, ca ngợi Thiên Chúa vì những kỳ công Người đã thực hiện: sáng tạo, cứu chuộc và thánh hóa.
1329 1382.
Bí tích Thánh Thể được gọi là Bữa Ăn của Chúa, vì Hội Thánh tưởng niệm bữa Tiệc Ly Chúa cùng ăn với các môn đệ tối hôm trước ngày chịu nạn. Bữa ăn này cũng nói lên sự tiền dự vào Bữa Tiệc Cưới Con Chiên tại Giêrusalem trên trời.
790.
Bí tích Thánh Thể được gọi là Lễ Bẻ Bánh, vì trong bữa Tiệc Ly (x.Mt 26,26; 1Cr 11,24). Chúa Giêsu dùng nghi thức đặc thù của người Do Thái để chúc tụng Thiên Chúa và chia bánh như người chủ tiệc thường làm (x. Mt 14,19; 15,16; Mc 8,6;19).
1384.
Bí tích Thánh Thể còn được thánh Phaolô gọi là Đồng Bàn (Synaxis), vì được cử hành trong cộng đoàn tín hữu. Cộng đoàn Thánh Thể là hình ảnh hữu hình của Hội Thánh (x. 1Cr 11,17-34).
1330 1341.
Bí tích Thánh Thể được gọi là cuộc Tưởng Niệm Chúa Giêsu chịu chết và sống lại.
2643 614.
Bí tích Thánh Thể được gọi là Hy Lễ Thánh, vì hiện tại hóa hy lễ duy nhất của Chúa Cứu Thế và bao gồm lễ vật của Hội Thánh. Bí tích Thánh Thể còn được gọi là "hy tế thánh lễ", "hy lễ ca ngợi" (x. Dt 13,15; x. Tv 116, 13.17), hy lễ thiêng liêng (x. 1Pr 2,5), hy lễ tinh tuyền (x. Ml 1.11) và thánh thiện, vì hoàn tất và vượt trên mọi hy lễ trong Cựu Ước.
1169.
Bí tích Thánh Thể được gọi là phụng vụ thánh thiện và thần linh, vì là tâm điểm và cách diễn tả cô đọng nhất của toàn thể phụng vụ Hội Thánh. Cũng vì thế, bí tích Thánh Thể được gọi là Mầu Nhiệm Rất Thánh, Bí Tích Cực Thánh, vì là bí tích trên các bí tích. Chúng ta dùng thuật ngữ Thánh Thể để chỉ bánh thánh được cất giữ trong Nhà Tạm.
1331 950 948 1405.
Bí tích Thánh Thể còn được gọi là bí tích Hiệp Thông, vì kết hợp chúng ta với Chúa Kitô, Đấng ban Mình và Máu Người để tất cả trở nên một thân thể (x. 1Cr 10, 16-17).
1332 849.
Cử hành bí tích Thánh Thể được gọi là Thánh Lễ Misa (Sancta Missa),do từ Latinh missio nghĩa là sai đi. Thánh lễ kết thúc với lời Hội Thánh sai các tín hữu đi vào đời, để họ thực thi thánh ý Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
III. BÍ TÍCH THÁNH THỂ TRONG KẾ HOẠCH CỨU ĐỘ
Trong thánh lễ, nhờ lời Đức Kitô và lời Hội Thánh kêu cầu Chúa Thánh Thần, bánh và rượu trở nên Mình và Máu Đức Kitô. Vâng lệnh của Chúa và để tưởng niệm Chúa cho đến ngày Người quang lâm, Hội Thánh làm lại điều Chúa đã làm hôm trước ngày chịu nạn: "Người cầm lấy bánh... "Người cầm lấy chén rượu...". Bánh và rượu dù đã trở nên Mình và Máu Chúa Kitô cách mầu nhiệm, vẫn là dấu chỉ cho sự thiện hảo của công trình sáng tạo.
1334 1150 1363.
Trong Cựu Ước, bánh và rượu được chọn trong số hoa trái đầu mùa của ruộng đất, để dâng làm hiến lễ tạ ơn Đấng Sáng Tạo. Trong khung cảnh cuộc Xuất Hành, bánh và rượu mang một ý nghĩa mới:
1335 1151.
Hội Thánh nhận ra các phép lạ hóa bánh ra nhiều, khi "Chúa Giêsu đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ phân phát để nuôi sống đám đông", tiên báo sự phong phú của tấm bánh duy nhất là "Thánh Thể" (x. Mt 14,13-21; 15,32-39).
1336 1327.
Khi Đức Giêsu loan báo cuộc Tử Nạn, cũng như khi Người công bố lần đầu về bí tích Thánh Thể, các môn đệ không chấp nhận; đa số môn đệ thắc mắc: "Lời này chướng tai quá, ai mà nghe nổi ?" (Ga 6,60). Thánh Thể và Thánh Giá là những viên đá gây vấp ngã cho mọi người. Đây là một mầu nhiệm luôn tạo cớ gây chia rẽ "cả anh em cũng muốn bỏ đi sao?" (Ga 6,67).
Thiết lập bí tích Thánh Thể
Đức Giêsu yêu thương những kẻ thuộc về mình và yêu thương họ đến cùng. Khi biết Giờ đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha, Người rửa chân cho họ trong bữa Tiệc Ly và ban cho họ giới răn yêu thương (x. Ga 13,1-17).
1338.
Các tác giả Phúc Âm Nhất Lãm và thánh Phaolô lưu truyền cho chúng ta bản tường thuật việc thiết lập bí tích Thánh Thể, trong khi thánh Gioan thuật lại những lời của Chúa Giêsu tại hội đường Capharnaum, những lời chuẩn bị cho việc thiết lập bí tích Thánh Thể: Đức Kitô tự xưng mình là Bánh Hằng Sống từ trời xuống (x. Ga 6).
1339 1169.
Đức Giêsu chọn lễ Vượt Qua để thực hiện điều Người báo trước ở Capharnaum là ban Mình và Máu Người cho môn đệ:
"Đã đến ngày lễ Bánh Không men, ngày giết chiên mừng lễ Vượt Qua. Đức Giêsu sai Phêrô, Gioan đi và dặn: "Các anh hãy đi dọn cho chúng ta ăn lễ Vượt Qua... Các ông ra đi... và dọn tiệc Vượt Qua.
1340 1151 677.
Trong bữa Tiệc Ly, khi Đức Giêsu cùng mừng lễ Vượt Qua với các tông đồ, Người đã đem lại ý nghĩa trọn vẹn cho lễ Vượt Qua của người Do Thái. Tiệc Ly tiên trưng cho cuộc Vượt Qua mới: trong cuộc tử nạn và phục sinh, Đức Giêsu vượt qua để về cùng Chúa Cha. Cuộc Vượt Qua này được cử hành trong bí tích Thánh Thể. Bí tích này hoàn tất lễ Vượt Qua của người Do Thái và tiên báo cuộc Vượt Qua cuối cùng của Hội Thánh vào vinh quang của Nước Trời.
"Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy"
Khi Đức Giêsu truyền lặp lại những cử chỉ và lời nói của mình "cho tới khi Người lại đến" (1Cr 11,26), Người đòi hỏi không những phải nhớ đến Người và những gì Người đã làm, nhưng còn muốn các tông đồ và những người kế nhiệm phải cử hành phụng vụ tưởng niệm cuộc sống, cái chết, việc phục sinh và lên trời về với Chúa Cha của Người để cầu bầu cho chúng ta.
1342 2624.
Ngay từ đầu, Hội Thánh đã trung thành tuân giữ mệnh lệnh của Chúa. Sách Công Vụ Tông Đồ tường trình về Hội Thánh tại Giêrusalem như sau:
"Họ chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng... ngày ngày siêng năng tới đền thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ" (Cv 2,42.46)
1343 1166,2177.
Đặc biệt các Kitô hữu tụ họp "để bẻ bánh" (Cv 20,7) vào "ngày thứ nhất trong tuần", nghĩa là ngày Chúa Nhật, ngày Chúa Phục Sinh. Từ đó, việc cử hành bí tích Thánh Thể vẫn tiếp nối với cùng một cấu trúc cơ bản trong toàn Hội Thánh cho đến ngày nay. Bí tích Thánh Thể luôn là trung tâm của đời sống Hội Thánh.
1344 1404.
Như vậy, qua các thánh lễ, dân lữ hành của Thiên Chúa công bố mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu "cho tới khi Người lại đến" (1Cr 11,26) và "theo con đường hẹp của thập giá" (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Ad Gentes, 1), để tiến vào bàn tiệc thiên quốc; bấy giờ, những người được tuyển chọn sẽ đồng bàn trong Nước Chúa.
Từ thế kỷ II, chúng ta có chứng từ của thánh Giút-ti-nô tử đạo về những diễn tiến chính của một thánh lễ. Cho đến nay, diễn tiến này vẫn không thay đổi trong các Nghi Lễ Phụng Vụ. Thánh Justinô viết bản văn này vào năm 155, để giải thích cho hoàng đế La mã ngoại giáo Antôniô Piô (138-161) về những gì người Kitô hữu cử hành:
Vào ngày Mặt Trời, như người ta thường gọi, những người tín hữu trong thành phố hay ở nông thôn đều họp lại một nơi. Tùy thời gian cho phép, người ta đọc bút tích của các tông đồ và sách các ngôn sứ.
Sau khi đọc xong, vị chủ sự lên tiếng nhắn nhủ và khuyến khích mọi người sống theo các giáo huấn và gương lành tốt đẹp này.
Sau đó chúng tôi đứng dậy, dâng lời cầu nguyên lên Thiên Chúa cho chính chúng tôi... và cho mọi người khác trên thế giới, để xứng đáng trở thành những người công chính và trung thành tuân giữ lề luật ngay trong cuộc sống hầu đạt được ơn cứu độ vĩnh cửu.
Tiếp đến, một tín hữu mang bánh và một chén rượu có pha nước đến cho người chủ sự.
Vị chủ sự cầm lấy bánh rượu, nhân danh Chúa Con và Thánh Thần, dâng lời tán tụng và tôn vinh Chúa Cha là Chúa tể càn khôn. Ông đọc một lời tạ ơn dài về việc Thiên Chúa cho chúng ta xứng đáng lãnh nhận các hồng ân.
Khi vị chủ sự kết thúc các lời nguyện và kinh tạ ơn, mọi người hiện diện đều đồng thanh đáp: Amen.
Sau khi vị chủ sự hoàn tất nghi thức tạ ơn và toàn dân thưa Amen, các vị mà chúng tôi gọi là phó tế, phân phát bánh và rượu có pha nước đã "trở thành Thánh Thể" cho mọi người hiện diện hưởng dùng và đem về cho những người vắng mặt (x. Thánh Justinô, Hộ giáo 1,65).
Thánh lễ diễn tiến theo một cấu trúc cơ bản được duy trì từ nhiều thế kỷ cho đến nay. Thánh lễ chia làm hai phần nhưng là một thể thống nhất:
- Tập họp, Phụng vụ Lời Chúa với các bài đọc, bài giảng và lời nguyện giáo dân;
- Phụng vụ Thánh Thể với việc tiến dâng bánh ruợu; truyền phép với lời kinh tạ ơn và hiệp lễ.
103.
Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh thể là "một hành vi phụng thờ duy nhất" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 56). Bàn tiệc Thánh Thể vừa là bàn tiệc Lời Chúa, vừa là bàn tiệc Mình Chúa Kitô" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Dei Verbum, 21).
1347.
Phải chăng đó cũng là bữa tiệc Vượt Qua Đức Giêsu phục sinh đã dùng với các môn đệ? Trong khi đi đường, Người giải thích cho họ những lời Thánh Kinh và khi ngồi vào bàn ăn, Người "cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ" (x. Lc 24,13-25).
Diễn tiến việc cử hành
Cộng đoàn tập họp. Các Kitô hữu tập họp lại một nơi để cử hành thánh lễ. Chính Đức Kitô đứng đầu cộng đoàn; Người chủ sự buổi lễ. Người là Thượng tế của Giao Ước Mới. Dù ẩn dạng, nhưng chính Người chủ trì mọi thánh lễ.
1349 1184.
Phụng vụ Lời Chúa gồm các bài đọc rút ra từ "các sách ngôn sứ", nghĩa là từ Cựu Ước, và từ các "ký ức của tông dồ", nghĩa là từ các thư và Phúc Âm. Bài giảng giúp các tín hữu nhận thức đây là Lời Chúa (x. 1Tx 2,11): phải đón nhận và đem ra thực hành trong đời sống. Tiếp đến là lời nguyện tín hữu cầu cho mọi người, như lời thánh Phaolô dạy: "Trước hết, tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin, khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả những người cầm quyền" (x. 1Tm 2,1-2).
1350 1359 614.
Chuẩn bị lễ phẩm. Người ta mang, đôi khi rước cách long trọng, bánh và rượu lên bàn thờ. Vị linh mục nhân danh Đức Kitô, dâng lên Thiên Chúa lễ vật sẽ trở thành Mình Máu Đức Kitô. Đây chính là cử chỉ của Đức Kitô, trong bữa Tiệc Ly, "cầm lấy bánh và chén rượu". "Chỉ có Hội Thánh trong lời kinh tạ ơn mới có quyền dâng lên Đấng Sáng Tạo lễ vật tinh tuyền được chọn giữa vạn vật" (Thánh Irênê, Adversus haereses, chông lạc giáo 4, 18, 4).
1351 1397 2186.
Từ thuở ban đầu, khi mang bánh và rượu đến cử hành thánh lễ, các Kitô hữu cũng mang theo tặng phẩm để giúp đỡ những người túng thiếu. Tập tục "quyên góp" (x. 1Cr 16,1) xưa nay xuất phát từ mẫu gương của Đức Kitô, Đấng hoá nên nghèo để biến chúng ta thành kẻ giàu sang (x. 2Cr 8,9):
"Những ai sung túc mà muốn thì sẽ tùy ý đóng góp và trao lại cho vị chủ sự. Vị chủ sự sẽ phân phát để giúp đỡ các trẻ mồ côi, người góa bụa; người bệnh tật hay kẻ thiếu thốn; những tù nhân, những người mới đến lập nghiệp; tóm lại, vị chủ sự phải chăm sóc mọi kẻ cần được giúp đỡ" (Thánh Justinô, Hộ giáo 1,67).
1352.
Kinh nguyện Thánh Thể. Trung tâm và cao điểm của toàn bộ cử hành là Kinh Nguyện Thánh Thể, gồm lời Kinh Tạ Ơn và lời Truyền Phép:
559
Trong kinh Tiền tụng, nhờ Đức Kitô trong Chúa Thánh Thần, Hội Thánh dâng lên Chúa Cha lời tạ ơn về tất cả công trình sáng tạo, cứu chuộc và thánh hoá. Toàn thể cộng đoàn hiệp với Hội Thánh trên trời, gồm các thiên thần và chư thánh, không ngừng tán tụng Thiên Chúa Chí Thánh.
1353 1105.
Trong lời kinh "xin ban Thánh Thần", Hội Thánh khẩn cầu Chúa Cha ban Thánh Thần xuống trên bánh rượu; để nhờ quyền năng của Thánh Thần, bánh rượu trở nên Mình Máu Đức Giêsu Kitô và để những người lãnh nhận Thánh Thể trở thành một thân thể và một tinh thần duy nhất (Một số Nghi lễ phụng vụ đặt lời kinh "xin ban Thánh Thần" sau phần Tưởng Niệm).
1375.
Trong phần tường thuật việc lập bí tích Thánh Thể, nhờ hiệu lực của lời và cử chỉ Đức Kitô, cũng như quyền năng của Thánh Thần, bánh rượu trở thành Mình và Máu Đức Kitô, lễ vật chính Người đã dâng trên thập giá.
1354 1103.
Tiếp đến là phần tưởng niệm, Hội Thánh tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn, phục sinh và cuộc quang lâm vinh hiển của Đức Giêsu Kitô; Hội Thánh dâng lên Chúa Cha lễ vật của Con Chí Ái, lễ vật giao hoà chúng ta với Người.
954.
Các lời chuyển cầu cho thấy hy lễ tạ ơn được cử hành trong sự hiệp thông với toàn thể Hội Thánh cả thiên quốc lẫn trần gian, Hội Thánh của những kẻ sống cũng như người đã qua đời; trong sự hiệp thông với các mục tử của Hội Thánh, Đức Giáo Hoàng, Đức Giám mục địa phận, hàng linh mục cũng như phó tế; và trong sư hiệp thông với các giám mục toàn cầu cùng với Giáo Hội của các ngài.
1355 1382.
Lời nguyện Chúa dạy là kinh Lạy Cha và nghi thức bẻ bánh đi trước phần hiệp lễ. Trong phần hiệp lễ, các tín hữu lãnh nhận "bánh bởi trời" và "chén cứu độ", là chính Mình Máu Thánh Đức Kitô, Đấng tự hiến "để cho thế gian được sống" (Ga 6,51):
1327.
Ngày xưa các tín hữu gọi bánh và rượu đã trở nên Mình Máu Thánh Chúa là bánh và rượu "đã được thánh hiến", nên "chúng tôi gọi lương thực này là Thánh Thể". Chỉ có người đón nhận giáo lý chân chính với chúng tôi, đã lãnh nhận phép rửa để được tha tội và tái sinh, phải sống tuân theo luật Chúa, mới được tham dự vào bàn tiệc này" (Thánh Justinô, Hộ giáo 1,66,1-2).
V. HY TẾ BÍ TÍCH: TẠ ƠN, TƯỞNG NIỆM, HIỆN DIỆN
Ngay từ thuở ban đầu, các Kitô hữu đã cử hành thánh lễ với một hình thức cơ bản không thay đổi, dù có trải qua bao nhiêu thời gian và nghi thức phụng vụ khác nhau. Họ thực thi như thế vì cảm thấy có trách nhiệm đối với mệnh lệnh Chúa đã trao trong đêm trước khi Người chịu khổ nạn: "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy" (1 Cr 11,24-25).
1357.
Chúng ta chỉ chu toàn mệnh lệnh của Chúa, khi cử hành lễ tưởng niệm hy tế của Người. Chúng ta dâng lên Chúa Cha những gì mà chính Người đã ban cho chúng ta: nhờ lời của Đức Kitô và quyền năng của Thánh Thần, những tặng phẩm của thiên nhiên là bánh và rượu trở nên Mình và Máu Đức Kitô. Như thế, Đức Kitô thực sự hiện diện và hiện diện một cách huyền nhiệm.
1358.
Do đó, chúng ta sẽ phải xem bí tích Thánh Thể là:
- lời tạ ơn và ca ngợi Thiên Chúa Cha;
- tưởng niệm hy tế của Đức Kitô và Nhiệm Thể của Người;
- sự hiện diện của Đức Kitô, nhờ quyền năng của Lời và Thánh Thần của Người.
Tạ ơn và ca ngợi Chúa Cha
Thánh Thể là bí tích cứu độ được Đức Kitô hoàn tất trên thập giá, đồng thời cũng là hy tế tạ ơn và ca ngợi công trình của Đấng Sáng Tạo. Trong hy tế Thánh Thể, Đức Kitô dâng toàn thể công trình sáng tạo được Thiên Chúa yêu thương lên trước nhan thánh Chúa Cha qua cái chết và sự phục sinh của mình. Nhờ Người, Hội Thánh có thể dâng hy tế tạ ơn và ca ngợi vì tất cả những chân thiện mỹ Thiên Chúa đã làm cho vũ trụ và cho con người.
1360 1083.
Bí tích Thánh Thể là hy tế tạ ơn Chúa Cha, là lời chúc tụng Hội Thánh dâng lên Thiên Chúa để tỏ lòng tri ân vì mọi điều thiện hảo Người đã thực hiện qua công trình sáng tạo, cứu chuộc và thánh hóa. Bí tích Thánh Thể trước hết là "hy tế tạ ơn".
1361 294.
Bí tích Thánh Thể còn là hy tế ca ngợi, nhờ đó Hội Thánh dâng lên lời ca ngợi vinh quang Thiên Chúa nhân danh toàn thể thọ sinh. Hy tế ca ngợi này chỉ có thể thực hiện cách trọn hảo nhờ Đức Kitô: Người hiệp nhất mọi tín hữu với Người, với lời ca ngợi và chuyển cầu của Người; đến nỗi, hy tế ca ngợi Chúa Cha phải được dâng lên nhờ Người, với Người để được chấp nhận trong Người.
Tưởng niệm hy tế của Đức Kitô và của Thân Thể Người là Hội Thánh
Bí Tích Thánh Thể Tưởng Niệm cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, hiện tại hóa và dâng tiến cách bí tích hy tế duy nhất của Người trong Phụng Vụ của Hội Thánh là Thân Thể Người. Trong các kinh nguyện Thánh Thể, sau phần tường thuật việc lập bí tích Thánh Thể và phần hiến thánh, bao giờ cũng có một kinh Tưởng Niệm.
1363 1099.
Theo Thánh Kinh, Tưởng Niệm không chỉ là nhớ lại những biến cố đã qua, mà còn là loan báo những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện cho nhân trần. Khi cử hành phụng vụ, những biến cố này hiện diện sống động giữa cộng đoàn. Dân Israel hiểu cuộc giải phóng khỏi ách nô lệ Ai Cập như sau: khi dân Chúa cử hành lễ Vượt Qua, các biến cố thời Xuất Hành lại hiện diện sống động trong ký ức, để họ căn cứ vào đó mà điều chỉnh cuộc sống của mình.
1364 611 1085.
Sang thời Tân Ước, Tưởng Niệm mang một ý nghĩa mới. Khi cử hành bí tích Thánh Thể, Hội Thánh tưởng nhớ cuộc Vượt Qua của Đức Kitô; lúc đó, cuộc Vượt Qua này trở nên hiện diện giữa cộng đoàn, vì lễ tế của Đức Kitô trên thập giá chỉ dâng một lần là đủ và luôn sống động để đem lại ơn cứu độ. "Mỗi lần hy tế thập giá được cử hành trên bàn thờ, lúc đó Chúa Kitô, Chiên Vượt Qua của chúng ta chịu hiến tế, thì công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 3).
1365 2100 1846.
Vì là lễ Tưởng Niệm cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, Thánh Thể cũng là một hy lễ. Tính chất hy tế thể hiện rõ trong những lời truyền phép: "Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con". "Này là chén Máu Thầy, Máu Giao Ước Mới sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội"(Lc 22, 19-20). Trong bí tích Thánh Thể, Đức Kitô ban chính thân mình đã tự hiến trên thập giá vì chúng ta, ban chính máu Người đã đổ ra "cho mọi người được tha tội" (Mt 26,28).
1366 613.
Thánh lễ là một hy tế vì hiện tại hóa hy tế thập giá, vì tưởng niệm và ban phát các hiệu quả của hy tế này:
"Đức Kitô là Thiên Chúa và Chúa chúng ta, đã tự hiến trên bàn thờ thập giá, cho Chúa Cha một lần dứt khoát. Người đã chết như Vị Chuyển Cầu cho chúng ta, để đem lại ơn cứu chuộc muôn đời cho nhân loại. Tuy nhiên, chức tư tế của Đức Kitô không chấm dứt khi Người chết (x. Dt 7,24.27).
1367 1545.
Hy tế của Đức Kitô và hy tế Thánh Thể chỉ là một. Lễ vật duy nhất là Đức Kitô, xưa chính Người dâng trên thập giá, nay được dâng lên nhờ thừa tác vụ linh mục. Chỉ khác biệt ở cách dâng: "Vì trong hy lễ thần linh được cử hành trong thánh lễ, Chính Đức Kitô, Đấng đã một lần dâng mình bằng cách đổ máu trên bàn thờ thập giá, cũng hiện diện và được sát tế mà không đổ máu, nên hy tế này thực sự có giá trị đền tội." (CONCILUM TRIDENTINUM, Sess. 22a. Doctrina de ss. Missac sacrificio, c.2: DS 1743)
1368 618, 2031 1109.
Thánh lễ cũng là hy tế của Hội Thánh. Là Thân Thể của Đức Kitô, Hội Thánh tham dự vào lễ tế của Đức Kitô là Đầu. Cùng với Người, Hội Thánh cũng được dâng hiến trọn vẹn cho Chúa Cha. Hội Thánh hiệp nhất với Đức Kitô để chuyển cầu cho toàn thể nhân loại.
Trong các hang toại đạo, các Kitô hữu thường trình bày Hội Thánh dưới hình một phụ nữ đang cầu nguyện, hai cánh tay mở rộng trong tư thế cầu khẩn. Như Đức Kitô dang tay trên thập giá, Hội Thánh dâng mình và chuyển cầu cho toàn thể nhân loại, nhờ Người, với Người và trong Người.
1369 834,882 1561 1566.
Toàn thể Hội Thánh kết hiệp với Đức Kitô trong việc hiến dâng và chuyển cầu. Được trao phó thừa tác vụ của Phêrô trong Hội Thánh, Đức Giáo Hoàng liên kết với mọi cử hành thánh lễ; trong thánh lễ, ngài được nhắc đến như là dấu chỉ và là người phục vụ sự hiệp nhất của Hội Thánh toàn cầu. Vị giám mục giáo phận luôn chịu trách nhiệm về thánh lễ, dù thánh lễ do một linh mục cử hành; ngài được nhắc đến trong thánh lễ như thủ lãnh của giáo phận, giữa hàng linh mục và phó tế. Cộng đoàn còn cầu nguyện cho các thừa tác viên đang dâng lễ cho cộng đoàn và cùng với cộng đoàn:
"Thánh lễ chỉ được coi là hợp pháp khi cử hành dưới sự chủ tọa của giám mục hay người được ngài giao trách nhiệm" (Thánh Ignatiô Antiôchia).
"Nhờ thừa tác vụ của các linh mục, hy tế thiêng liêng của các tín hữu được hoàn tất vì kết hợp với hy tế của Đức Kitô, Đấng Trung Gian Duy Nhất. Nhân danh Hội Thánh, hy tế này nhờ tay các linh mục được hiến dâng một cách bí tích và không đổ máu, cho tới khi Chúa lại đến" (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis, 2).
1370 956 969.
Không phải chỉ những tín hữu còn tại thế, mà cả những vị được hưởng vinh quang trên trời cũng được kết hợp với hy tế của Đức Kitô. Hội Thánh dâng lễ trong tâm tình kính nhớ và "hiệp thông cùng với Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Mẫu của Thiên Chúa, các tông đồ và toàn thể các thánh". Trong thánh lễ, cùng với Đức Maria, Hội Thánh như đang đứng dưới chân Thánh Giá, kết hợp với Đức Kitô trong việc hiến dâng và chuyển cầu.
1371 858,1689, 1032.
Thánh lễ cũng được dâng lên để cầu cho các tín hữu đã qua đời, "những người đã chết trong Đức Kitô và chưa được thanh luyện trọn vẹn", để họ được vào hưởng ánh sáng và bình an của Đức Kitô:
"Con hãy chôn xác mẹ bất cứ đâu, đừng lo lắng gì chuyện đó. Tất cả những gì mẹ xin con là: dù ở đâu, con hãy nhớ tới mẹ khi dự Tiệc Thánh" (Lời thánh nữ Mônica, trước khi chết, trối cho anh em thánh Augustinô, Tự Thuật 9,11,27).
"Trong kinh Tạ Ơn, chúng ta cầu cho các giáo hoàng và giám mục đã qua đời, nói chung, cầu cho mọi người đã an nghỉ. Chúng ta tin rằng các linh hồn sẽ được hưởng nhiều ơn ích nếu chúng ta cầu cho họ khi Đức Kitô, Chiên Hy Tế cực thánh cực trọng đang hiện diện... Khi khẩn cầu cho những người đã an giấc, dù họ còn là tội nhân, chúng ta dâng lên Thiên Chúa chính Đức Kitô, Đấng đã hiến mình vì tội lỗi chúng ta, để Người giao hòa họ và chúng ta với Thiên Chúa, Đấng yêu thương con người" (Thánh Cyrillô giám mục Giêrusalem, Giáo lý thần thiêng 5,9.10.)
1372 1140.
Giáo lý trên thúc giục chúng ta tham dự trọn vẹn hơn vào hy tế của Đấng Cứu Chuộc khi cử hành thánh lễ. Thánh Augustinô tóm tắt giáo lý này như sau:
"Toàn thể cộng đoàn được cứu chuộc tức là cộng đoàn dân thánh hay thành đô thiên quốc, được dâng lên Thiên Chúa như một hy tế phổ quát nhờ vị Thượng tế, Đấng mang thân nô lệ và tự hiến vì chúng ta trong cuộc khổ nạn, nhờ đó chúng ta trở nên thân thể của vị Thủ lãnh chí tôn... Đây là hy tế của các Kitô hữu: "Tuy nhiều nhưng chỉ một thân thể trong Đức Kitô" (Rm 12,5). Hội Thánh vẫn hiến dâng hy tế này trong bí tích Thánh Thể. Trong bí tích này, Hội Thánh nhận biết rằng qua của lễ tiến dâng lên, Hội Thánh cũng dâng chính mình" (Thánh Augustinô, De civitate Dei, Thành đô thiên quốc 10,6).
Đức Kitô hiện diện nhờ quyền năng của Lời Người và Thánh Thần
"Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết, đã sống lại và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta" (Rm 8,34). Đối với Hội Thánh, Người hiện diện dưới nhiều hình thức: trong Lời Chúa; trong kinh nguyện của Hội Thánh, "ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy" (Mt 18,20); trong những người nghèo khổ, đau yếu, tù đày (Mt 25,31-46); trong các bí tích do Người thiết lập; trong hy tế thánh lễ và nơi thừa tác viên; "nhất là Người hiện diện thực sự dưới hai hình Thánh Thể" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 48,7).
1374 1211.
Cách thức Đức Kitô hiện diện dưới các hình dạng Thánh Thể là cách độc nhất vô nhị. Người đặt bí tích Thánh Thể trên mọi bí tích để trở nên "như sự trọn hảo của đời sống thiêng liêng và cùng đích của mọi bí tích" (Thánh Tôma Aquinô, Summa theologiae, Tổng luận Thần học III, q.73, a.3).
1375 1105.
Trong bí tích này, Đức Kitô hiện diện nhờ sự biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Người. Các giáo phụ khẳng định Hội Thánh tin rằng sự biến đổi này có được là nhờ hiệu quả của lời Đức Kitô và tác động của thánh Thần. Thánh Gioan Kim Khẩu tuyên bố:
1128.
"Không phải con người làm cho các lễ vật trở thành Mình và Máu Đức Kitô, nhưng do chính Đức Kitô, Đấng đã chịu đóng đinh vì chúng ta. Vị linh mục, hiện thân của Đức Kitô, đọc lời truyền phép, nhưng hiệu quả và ân sủng là do Thiên Chúa. Chính lời "Này là Mình Thầy" biến đổi các lễ vật".
Thánh Ambrôsiô nói về sự biến hoá như sau:
"Đây không phải là vấn đề bản tính tự nhiên, nhưng do lời truyền phép thánh hiến. Hiệu lực của lời truyền phép vượt trên và biến đổi cái tự nhiên... Lời Đức Kitô có khả năng sáng tạo từ hư không, chẳng lẽ lời đó lại không biến đổi những sự vật đang có thành những sự khác được sao? Biến đổi một vật thì dễ hơn sáng tạo ra nó" (Các mầu nhiệm 9,50,52).
1376.
Công Đồng Trentô tóm tắt đức tin công giáo bằng tuyên tín: "Đức Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, đã phán dạy: điều Người dâng lên dưới hình bánh, đích thực là Thân Mình Người. Hội Thánh luôn luôn xác tín như vậy, và Thánh Công Đồng một lần nữa tuyên bố: nhờ lời truyền phép trên bánh rượu, trọn vẹn bản thể bánh biến thành bản thể Mình Thánh Chúa Kitô và trọn vẹn bản thể rượu biến thành bản thể Máu Thánh Người; Hội Thánh công giáo gọi việc biến đổi một cách đúng đắn và chính xác này là biến bản thể" (CĐ Triđentinô, DS 1642)
1377.
Đức Kitô hiện diện trong Thánh Thể bắt đầu từ lúc truyền phép và kéo dài bao lâu hình bánh rượu còn tồn tại. Trong hình bánh cũng như trong hình rượu, Đức Kitô hiện diện trọn vẹn. Và trong bất cứ phần nhỏ bé nào cũng có trọn vẹn Mình và Máu Chúa. Việc bẻ bánh không phân chia Đức Kitô (CĐ Trentô, DS 1641).
1378 1178 103,2628.
Tôn thờ Thánh Thể. Trong thánh lễ, chúng ta bày tỏ niềm tin vào sư hiện diện thực sự của Đức Kitô dưới hình bánh rượu, bằng cách bái gối hay cúi mình sâu để tỏ lòng tôn thờ Chúa. "Hội Thánh công giáo luôn tôn thờ Thánh Thể, không chỉ trong mà còn ngoài thánh lễ nữa, bằng cách bảo quản cẩn thận bánh rượu đã truyền phép, đặt Mình Thánh cho các tín hữu tôn thờ cách long trọng, rước kiệu Mình Thánh" (ĐGH Phaolô VI, Thông điệp Mysterium Fidei, 56).
1379 1183 2691.
Nhà Tạm dùng để bảo quản Thánh Thể cách xứng hợp, hầu có sẵn Thánh Thể cho bệnh nhân và những người vắng mặt không dự lễ. Để đào sâu đức tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể, Hội Thánh coi trọng việc thinh lặng tôn thờ Chúa đang ngự trong Mình Thánh. Vì thế, Nhà Tạm phải đặt nơi xứng đáng nhất trong nhà thờ, phải được thiết kế như thế nào để nhấn mạnh và biểu lộ sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong bí tích cực thánh này.
1380 669 478.
Việc Đức Kitô muốn hiện diện với Hội Thánh bằng phương cách độc đáo này có một ý nghĩa sâu xa. Khi sắp ra đi, không còn hiện diện hữu hình với những người thân yêu, Đức Kitô muốn ban cho chúng ta sự hiện diện bí tích của Người; khi sắp tự hiến trên thập giá để cứu độ chúng ta, Người muốn để lại cho chúng ta dấu chỉ tưởng niệm tình yêu; với tình yêu này, Người đã yêu thương ta "đến cùng" (Ga 13,1), đến độ ban cho chúng ta cả sự sống của Người.
1381 156 215.
Thánh Tôma đã dạy: "Về sự hiện diện của Mình thật và Máu thật Đức Kitô trong bí tích này, ta không thể nhận biết bằng giác quan, nhưng bởi tin vào thẩm quyền của Thiên Chúa mà thôi. Chính vì thế, thánh Cyrillô đã chú giải bản văn Luca 22,19 "Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con" như sau: "Bạn đừng thắc mắc xem có thật không, tốt hơn nên tin tưởng đón nhận lời của Chúa vì Người là Chân Lý, không bao giờ lừa dối" (ĐGH Phaolô VI, Thông điệp Mysterium Fidei, 18; Thánh Tôma Aquinô, Summa theologiae, Tổng luận Thần học III, q. 75, a. 1)
"Lạy Chúa, con thờ lạy Chúa Đang náu thân trong hình bánh rượu.
Tâm hồn con thuộc trọn về Chúa,
Không mong gì hơn được chiêm ngưỡng Chúa.
Giác quan không cảm được Người,
Con chỉ biết tin vào lời Người dạy.
Con tin muôn lời từ Con Thiên Chúa;
Không gì xác thực hơn lời Chân Lý này."
1382 950.
Thánh lễ vừa là lễ tưởng niệm hy tế để lưu truyền muôn đời hy tế thập giá, vừa là bàn tiệc thánh để thông hiệp Mình và Máu Chúa; hai ý nghĩa này đi đôi với nhau và không thể tách rời. Nhưng cử hành hy tế Thánh Thể hướng đến việc các tín hữu kết hợp với Chúa Kitô nhờ rước lễ. Rước lễ là đón nhận chính Chúa Kitô, Đấng đã tự hiến vì chúng ta.
1383 1182
Bàn thờ là nơi quy tụ cộng đoàn tín hữu để cử hành bí tích Thánh Thể. Bàn thờ trình bày hai khía cạnh của cùng một mầu nhiệm: bàn thờ hy tế và bàn tiệc của Chúa. Bàn thờ là biểu tượng của chính Chúa Kitô đang hiện diện giữa cộng đoàn tín hữu. Người hiện diện như hy lễ dâng lên để giao hòa chúng ta với Thiên Chúa và như của ăn thiêng liêng nuôi sống chúng ta.
"Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng, chúng con nài xin Cha sai thiên thần đem của lễ này lên bàn thờ thiên quốc trước tôn nhan uy linh cao cả, để khi dự tiệc Mình và Máu Con Cha tại bàn thờ này, tất cả chúng con được đầy tràn ơn phúc bởi trời".
Hiệp Lễ: "Tất cả các con hãy cầm lấy mà ăn"
Chúa khẩn thiết kêu mời chúng ta đón rước Người trong bí tích Thánh Thể: "Thật, Tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống Máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình" (Ga 6,53).
1385 1457.
Để đáp lại lời mời gọi của Chúa, chúng ta phải chuẩn bị cho giây phút cực trọng cực thánh này. Thánh Phaolô khuyên ta nên tra vấn lại lương tâm: "Bất cứ ai ăn hoặc uống chén của Chúa cách bất xứng, thì phạm đến Mình và Máu Chúa.
1386.
Trước bí tích cao trọng này, người tín hữu chỉ còn biết khiêm tốn và thâm tín lặp lại lời viên đại đội trưởng: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh” (Mt 8,8). Cùng một tinh thần đó, trong nghi thức phụng vụ của thánh Gioan Kim Khẩu, các tín hữu cầu nguyện:
732
"Lạy Con Thiên Chúa, hôm nay xin cho con được hiệp thông vào bàn tiệc huyền nhiệm của Chúa. Con không nói cho kẻ thù điều kín nhiệm của Chúa, con cũng không trao cho Chúa cái hôn của Giuđa. Nhưng như tên trộm lành, con kêu xin Chúa: Lạy Chúa, khi vào Nước Ngài xin nhớ đến con".
1387 2043.
Để chuẩn bị đón nhận bí tích Thánh Thể cách xứng đáng, các tín hữu phải giữ chay theo quy định của Hội Thánh (x. CIC can 919). Thái độ bên ngoài (cử chỉ, cách ăn mặc) phải biểu lộ lòng tôn kính, sự trang trọng và niềm vui của giây phút được Chúa ngự đến trong tâm hồn.
1388.
Căn cứ vào ý nghĩa của bí tích Thánh Thể, các tín hữu rước lễ khi tham dự thánh lễ (Trong cùng một ngày, tín hữu có thể rước lễ hai lần, và chỉ hai lần mà thôi, Bộ Giáo Luật, điều 917), nếu hội đủ các điều kiện cần thiết: "Nên khuyến khích các tín hữu tham dự thánh lễ trọn vẹn hơn, qua việc lãnh nhận Mình Thánh Chúa ngay trong thánh lễ", sau khi linh mục rước lễ (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 55).
1389 2042 2837.
Hội Thánh buộc các tín hữu phải tham dự thánh lễ vào các ngày Chúa nhật và lễ trọng (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Orientalium Ecclesiarum, 15) rước lễ mỗi năm ít là một lần vào mùa Phục Sinh, trừ khi có lý do chính đáng, có thể chu toàn vào mùa khác trong năm (x. CIC, can 920), trước đó phải chuẩn bị tâm hồn bằng bí tích Giao Hòa. Hội Thánh hết sức khuyến khích các tín hữu rước lễ vào các ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng, hay thường xuyên hơn nữa, rước lễ hằng ngày.
1390.
Chúa Kitô hiện diện dưới mỗi hình Bánh hình Rượu, vì thế rước lễ dưới hình bánh mà thôi vẫn đem lại cho ta trọn vẹn hiệu quả ân sủng của bí tích Thánh Thể. Vì các lý do mục vụ, Nghi lễ Latinh quy định cách rước lễ dưới hình Bánh thôi là hình thức thông dụng nhất. "Xét về phương diện dấu chỉ, việc rước lễ dưới hai hình là hình thức đầy đủ hơn. Quả thật, dưới hình thức này, dấu chỉ của bữa tiệc Thánh thể được sáng tỏ hơn" (Quy chế tổng quát Sách Lễ Rôma, 240). Hình thức này rất thông dụng trong các nghi lễ Đông Phương.
Hiệu quả của việc rước lễ
Việc rước lễ tăng triển sự hiệp thông của chúng ta với Chúa Kitô. Hiệu quả chính yếu của việc rước lễ là được kết hiệp thâm sâu với Chúa Kitô. Chúa đã phán: "Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì luôn kết hiệp với Tôi, và Tôi luôn kết hiệp với người ấy". Đời sống trong Chúa Kitô có nền tảng nơi bí tích Thánh Thể: "Như Chúa Cha là Đấng Hằng Sống đã sai Tôi, và Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Tôi, cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy" (Ga 6,57).
Trong tiệc thánh của Chúa, khi lãnh nhận Mình của Chúa Con, các tín hữu loan báo cho nhau Tin Mừng: Thiên Chúa đã ban cho họ những hồng ân đầu tiên của sự sống, như xưa kia thiên thần báo cho bà Maria Mađalêna: "Chúa Kitô đã Phục Sinh". Ngày nay, Thiên Chúa cũng ban sự sống và sự phục sinh cho những ai rước lấy Chúa Kitô (x. Fanqith, Office syriaque d' Antioche, quyển 1, Hiệp lễ,237 a-b).
1392 1212 1524.
Như của ăn vật chất mang lại sự sống cho thân xác thế nào, việc rước lễ cũng đem lại sự sống kỳ diệu cho đời sống thiêng liêng như vậy. Khi các tín hữu rước lấy Mình của Đấng Phục Sinh, "Mình đã được sống động nhờ Thánh Thần và làm cho người ta được sống" (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 5), đời sống ân sủng đã lãnh nhận trong bí tích Thánh Tẩy được gìn giữ, phát triển và canh tân. Để đời sống ân sủng tăng triển, người Kitô hữu phải được bí tích thánh Thể là Bánh dành cho kẻ lữ hành trần thế, dưỡng nuôi cho đến giờ lâm tử; lúc ấy họ sẽ đón nhận như Của Ăn Đàng.
1393 613.
Việc rước lễ giúp chúng ta xa lánh tội lỗi. Chúng ta rước lấy Mình Chúa Kitô, "đã phó nộp vì chúng ta", và Máu "đã đổ ra cho mọi người được tha tội". Vì thế, bí tích Thánh Thể không thể kết hiệp chúng ta với Chúa Kitô, nếu không thanh tẩy chúng ta khỏi tội đã phạm và giúp chúng ta xa lánh tội lỗi.
"Mỗi lần chúng ta đón nhận Người, chúng ta loan truyền Chúa đã chịu chết". Chúng ta loan truyền Chúa đã chiụ chết, thì cũng loan truyền ơn tha tội. Mỗi lần Máu Người đổ ra là để tha tội, tôi phải rước lấy để tội tôi được tha. Tôi luôn phạm tội, nên tôi cần một phương dược cứu độ" (Thánh Ambrôxiô, Các bí tích 4,28).
1394 1863 1436.
Như của ăn vật chất phục hồi sức lực đã tiêu hao, bí tích Thánh Thể củng cố đức mến mà trong đời sống hằng ngày có xu hướng suy yếu đi. Đức mến sống động này có thể xóa đi các tội nhẹ (x. CĐ Trentô, DS 1638). Khi tự hiến cho chúng ta, Đức Kitô làm cho tình yêu chúng ta sống dậy, ban sức mạnh để chúng ta tự giải thoát khỏi những ràng buộc bất chính với thụ tạo và gắn bó chúng ta chặt chẽ với Người:
"Lạy Cha, vì yêu thương, Đức Kitô đã chết cho chúng con. Mỗi khi tưởng niệm cuộc tử nạn của Người trong thánh lễ, chúng con xin Cha cử Thánh Thần đến ban tình yêu cho chúng con. Chúng con khiêm tốn khẩn nguyện, nhờ tình yêu mà Đức Kitô đã chết vì chúng con, cho chúng con được lãnh nhận ơn Thánh Thần, để có thể xem thế gian như đã bị đóng đinh cho chúng con và chúng con cũng bị đóng đinh cho thế gian... Lạy Cha, vì tình yêu được lãnh nhận, xin cho chúng con chết đối với tội và chỉ sống cho Cha" (Thánh Fulgence de Ruspe, Fab.28, 16-19.)
1395 1855 1446.
Nhờ tình yêu mà bí tích Thánh Thể khơi dậy trong tâm hồn, chúng ta được gìn giữ khỏi phạm tội trọng. Càng tham dự vào sự sống Chúa Kitô, chúng ta càng sống mật thiết với Người; nhờ đó giảm bớt nguy cơ phạm tội trọng xa lìa Chúa. Nhưng bí tích Thánh Thể không được thiết lập để tha các tội trọng, đó là chức năng của bí tích Giao Hòa. Bí tích Thánh Thể dành cho những người hiệp thông trọn vẹn với Hội Thánh.
1396 1118 267 790.
Sự duy nhất của Nhiệm Thể: Bí tích Thánh Thể làm nên Hội Thánh. Ai hiệp lễ, đều được liên kết chặt chẽ với Chúa Kitô. Nhờ đó, Chúa Kitô kết hiệp họ với các tín hữu khác thành một một thân thể duy nhất là Hội Thánh. Bí tích Thánh Tẩy tháp nhập ta vào Hội Thánh, bí tích Thánh Thể canh tân, củng cố và kiện toàn sự tháp nhập này.
1064.
"Nếu anh em là thân thể và chi thể của Chúa Kitô, thì chính anh em là bí tích đang đặt trên bàn thờ Chúa; anh em lãnh nhận bí tích là chính anh em. Khi lãnh nhận anh em thưa "AMEN" (vâng, đúng như thế!) và anh em xác quyết như thế. Anh em nghe: "Mình Thánh Chúa Kitô" và trả lời: "AMEN". Hãy thực sự trở thành chi thể của Chúa Kitô, để cho lời thưa AMEN của anh em là chân thực" (Thánh Augustinô, bài giảng 272).
1397 2449.
Bí tích Thánh Thể đòi buộc chúng phải chăm sóc người nghèo. Để thực sự lãnh nhận Mình và Máu Đức Kitô đã phó nộp vì chúng ta, chúng ta phải nhận ra Người trong những người nghèo nàn nhất, những anh em của Người (x. Mt 25,40).
"Anh đã rước Máu Thánh Chúa, thế mà anh đã không nhận ra người anh em của mình. Anh đã hạ giá Bàn Tiệc Thánh, khi những người được Thiên Chúa coi là xứng đáng tham dự Tiệc Thánh, lại bị anh coi là không xứng đáng chia sẻ cơm áo với anh. Thiên Chúa đã giải thoát anh khỏi mọi tội lỗi và mời anh vào bàn tiệc, thế mà anh đã không tỏ ra nhân từ hơn chút nào" (Thánh Gioan Kim Khẩu, bài giảng về 1Cr 27,4).
1398 817.
Bí tích Thánh Thể và sự hiệp nhất các Kitô hữu. Trước mầu nhiệm cao cả này, thánh Augustinô đã thốt lên: "Ôi bí tích tình yêu! Dấu chỉ hiệp nhất! Mối dây bác ái!" (x. Tin Mừng Gioan 26,6,13; Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 47)
1399 838.
Các Giáo Hội Đông Phương, dù không hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo, vẫn cử hành bí tích Thánh Thể một cách sốt sắng. Vì "các Giáo Hội ấy, mặc dù ly khai, vẫn có các bí tích đích thực nhờ sự kế nhiệm các tông đồ, nhất là chức linh mục và bí tích Thánh Thể, nên vẫn liên kết chặt chẽ với chúng ta. Do đó, một vài hình thức hiệp thông trong sự thánh (nghĩa là trong bí tích Thánh Thể), trong những trường hợp thuận tiện và với sự chấp thuận của giáo quyền, chẳng những là có thể thực hiện mà còn đáng khuyến khích nữa"(CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Unitatis redintegratio, 15; x. Bộ Giáo Luật, điều 844,3).
1400 1536
Các cộng đoàn phát sinh từ cuộc Cải Cách, đã ly khai khỏi Giáo Hội Công giáo "không còn giữ được bản chất đích thực và nguyên vẹn của mầu nhiệm Thánh Thể, chủ yếu là vì thiếu bí tích Truyền Chức Thánh". Vì lý do này, Giáo hội Công giáo không thể cùng với họ cử hành bí tích Thánh Thể được. Nhưng khi các cộng đoàn này "tưởng niệm sự chết và sự sống lại của Chúa trong Tiệc Thánh, họ đã tuyên xưng rằng sự sống chỉ có nghĩa nhờ hiệp thông với Chúa Kitô và họ mong đợi ngày trở lại vinh quang của Người" (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Unitatis redintegratio, 22).
1401 1483 1385
Theo phán đoán của giám mục giáo phận, khi có nhu cầu quan trọng, các thừa tác viên Công giáo được phép ban các bí tích Giao Hòa, Thánh Thể và Xức Dầu bệnh nhân cách hợp pháp cho những người Kitô hữu không hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công giáo, khi họ xin với điều kiện là họ tuyên xưng Đức Tin Công Giáo về các bí tích ấy và họ đã chuẩn bị hợp lệ (Bộ Giáo Luật, điều 844,4).
1402 1323 1130.
Trong một kinh nguyện cổ, Hội Thánh ca tụng mầu nhiệm Thánh Thể như sau: "Ôi Tiệc Thánh, Đức Kitô đã trở thành lương thực cho chúng ta; tiệc tưởng niệm cuộc khổ nạn của Người, ban cho ta hồng ân viên mãn và bảo chứng cho vinh quang mai sau" (Lễ Trọng kính Mình và Máu thánh Chúa Kitô, Điệp ca kinh “Magnificat” Kinh Chiều II: Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
1403 671.
Trong bữa Tiệc ly, Chúa hướng các môn đệ đến tiệc Vượt Qua viên mãn trong Nước Trời: "Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy sẽ không còn uống rượu nho này nữa, cho đến ngày được cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy" (x. Mt 26,29; x. Lc 22,18; Mc 14,25). Mỗi lần cử hành bí tích Thánh Thể, Hội Thánh nhớ lại lời hứa này và hướng về Đấng đang đến. Trong kinh nguyện, Hội Thánh kêu cầu Người mau đến: "Marana tha" (1Cr 16,22), "Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến" (Kh 22,20), "Ước gì trần gian này mau qua đi và ân sủng Ngài đến" (x. Didaché 10,6).
1404 1041 1028.
Hội Thánh biết rằng, trong bí tích Thánh Thể, Chúa đã đến và đang hiện diện giữa chúng ta; nhưng Người vẫn còn ẩn mình. Vì thế, khi cử hành bí tích Thánh Thể, chúng ta "đang khi chúng con mong đợi niềm hy vọng hồng phúc và ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con" (Nghi thức Hiệp lễ, Lời nguyện sau kinh Lạy Cha, Sách Lễ Rôma; x. Tt 22,13), và chúng ta khẩn nguyện: " Xin thương nhận tất cả vào Nước Cha, nơi chúng con hy vọng sẽ được cùng nhau vui hưởng vinh quang Cha muôn đời, khi Cha lau sạch nước mắt chúng con. Bấy giờ, chúng con sẽ được chiêm ngưỡng Cha tường tận, nên muôn đời sẽ được giống như Cha là Thiên Chúa chúng con, và sẽ dâng lời ca ngợi Cha khôn cùng, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con" (x. MR, kinh nguyện Thánh Thể 3, 116: cầu nguyện cho người quá cố).
1405 1042 1000.
Bí tích Thánh Thể là bảo chứng chắc chắn và là dấu chỉ tỏ tường về hy vọng một Trời Mới Đất Mới, nơi đó công lý ngự trị (x. 2Pr 3,13). Mỗi khi cử hành mầu nhiệm này, "công trình cứu độ chúng ta sẽ được thực hiện" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 3) và "chúng ta chia sẻ cùng một tấm bánh là phương dược trường sinh bất tử và của ăn đem lại sự sống muôn đời trong Đức Kitô" (Thánh Ignatiô Antiôchia, thư gửi giáo đoàn Êphêsô 20,2.)
TÓM LƯỢC
1406.
Chúa Giêsu nói: "Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời... Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi, thì được sống đời đời... người ấy luôn kết hợp với Tôi và Tôi luôn kết hợp với người ấy" (Ga 6,51.54.56).
1407.
Bí tích Thánh Thể là trung tâm và cao điểm của đời sống Hội Thánh. Trong bí tích Thánh Thể, Đức Kitô liên kết Hội Thánh và mọi chi thể của Người vào hy lễ chúc tụng và tạ ơn, hy lễ mà Người đã dâng lên Cha một lần dứt khoát trên thập giá. Qua hy lễ này, Người thông ban tràn đầy ân sủng cứu độ trên Thân Thể của mình là Hội Thánh.
1408.
Cử hành bí tích Thánh Thể bao gồm: công bố Lời Chúa; tạ ơn Thiên Chúa Cha vì mọi ơn lành, nhất là Người đã ban Con Chí Ái cho thế gian; truyền phép trên bánh rượu và chia sẻ bàn tiệc thánh bằng việc lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa. Các yếu tố này kết thành một tế tự duy nhất.
1409.
Thánh lễ là lễ tưởng niệm cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, nghĩa là công trình cứu độ được thực hiện qua đời sống, cuộc khổ nạn và phục sinh của Người. Công trình này được hiện tại hóa trong cử hành phụng vụ.
1410.
Trong hy tế Thánh Thể, Đức Kitô vừa là chủ tế vừa là lễ vật. Người là vị thượng tế đời đời của Giao Ước Mới, dâng lễ vật qua thừa tác vụ của linh mục. Lễ vật cũng chính là Người đang thực sự hiện diện dưới hình bánh rượu.
1411.
Chỉ những linh mục đã lãnh nhận chức thánh thành sự mới có quyền chủ tọa thánh lễ và truyền phép để bánh rượu trở thành Mình Máu Chúa.
1412.
Dấu chỉ chính yếu của bí tích Thánh Thể là bánh miến và rượu nho. Trên bánh rượu này, chủ tế đọc lời cầu xin Thánh Thần và lời truyền phép, lời chính Chúa Giêsu đã nói tại bàn tiệc ly: " Này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con... Này là Chén Máu Thầy..."
1413.
Nhờ lời truyền phép, bánh và rượu biến thể, trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Dưới hình bánh rượu đã được truyền phép, chính Chúa Kitô hằng sống và vinh quang hiện diện cách đích thực, thực sự và bản thể, với trọn thân xác, máu thịt, linh hồn và thiên tính (x. CĐ Trentô, DS 1640,1651).
1414.
Bí tích Thánh Thể được dâng lên như hy tế đền tội cho người sống cũng như kẻ chết và xin Thiên Chúa ban ơn lành hồn xác.
1415.
Ai muốn đón nhận Chúa Kitô qua việc rước lễ, phải sống trong tình trạng ân sủng. Ai biết mình đang mắc tội trọng, phải lãnh nhận bí tích Giao Hòa trước khi đến rước lễ.
1416.
Khi rước Mình Máu Thánh, chúng ta được gắn bó chặt chẽ hơn với Đức Kitô, được tha thứ các tội nhẹ và bảo vệ khỏi những tội trọng. Nhờ rước lễ, tình yêu của chúng ta với Đức Kitô được mật thiết hơn, nên sự hiệp nhất trong Hội Thánh là nhiệm thể Người, được củng cố.
1417.
Hội Thánh khuyên tín hữu nên rước lễ khi tham dự thánh lễ. Hội Thánh buộc tín hữu rước lễ mỗi năm ít là một lần.
1418.
Vì Chúa Kitô hiện diện thực sự, chúng ta phải tôn thờ Thánh Thể. "Khi viếng Thánh Thể, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn, dấu chỉ tình yêu và bổn phận thờ lạy Đức Kitô, Chúa chúng ta" (ĐGH Phaolô VI, Thông điệp Mysterium fidei).
1419.
Khi lìa bỏ thế gian mà về cùng Cha, Chúa Kitô để lại bí tích Thánh Thể làm bảo chứng chúng ta sẽ được chung hưởng vinh quang với Người. Việc tham dự thánh lễ uốn lòng chúng ta nên giống trái tim Chúa, nâng đỡ sức lực chúng ta trên đường lữ hành tại thế, làm cho chúng ta khao khát cuộc sống vĩnh cửu và ngay từ bây giờ liên kết chúng ta với Hội Thánh trên trời, với Đức Thánh Trinh Nữ Maria và chư thánh.
Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ chúc lành cho