ĐOẠN THỨ NHẤT NHIỆM CỤC BÍ TÍCH SECTIO PRIMA CỬ HÀNH MẦU NHIỆM VƯỢT QUA TRONG CÁC BÍ TÍCH CAPUT SECUNDUM Mục 1 Articulus 1: Ecclesiae liturgiam celebrare Liturgiae caelestis celebrantes 1137 662. Liturgiae sacramentalis celebrantes 1140 752, 1348 1372. Vì vậy, các hoạt động đó thuộc về toàn Thân Thể Hội Thánh, diễn tả và ảnh hưởng trên Hội Thánh. Tuy nhiên, có liên quan khác nhau với từng chi thể, tùy theo khác biệt về phẩm trật, phận vụ và sự tham dự sống động". Vì vậy, "khi các nghi lễ, theo bản chất đặc biệt của chúng, được cử hành cộng đồng với sự tham dự đông đảo và linh hoạt của giáo dân thì nên nhớ rằng phải quý chuộng việc cử hành cộng đồng hơn là cử hành đơn độc và riêng rẽ" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 26, 27). II. CỬ HÀNH THẾ NÀO? Signa et symbola 1145 53. Verba et actiones 1153 53. Cantus et musica 1156. Hội Thánh tiếp tục và phát huy truyền thống này. "Hãy cùng nhau xướng đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và những bài ca (x. Cl 3,16-117) do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa" (Ep 5,19). "Hát là cầu nguyện hai lần" (Thánh Augustinô, Enarratio in Psalmum 72, 1). 1158 1201 1674. Sanctae imagines 1159. III. CỬ HÀNH KHI NÀO? Tempus liturgicum 1163 512. Trong khi tưởng niệm những mầu nhiệm cứu chuộc, Hội Thánh rộng mở cho các tín hữu kho tàng quyền năng cứu độ và công nghiệp của Chúa, làm cho những mầu nhiệm này hiện diện qua các thời đại, để khi tiếp xúc với các mầu nhiệm đó, các tín hữu sẽ được đầy tràn ơn cứu chuộc" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 102). Dies Domini 1166 1343. Annus liturgicus 1168 2698. Proprium sanctorum in anno liturgico 1172 971 2030. Liturgia Horarum 1174 2698. Trung thành với giáo huấn tông truyền dạy chúng ta phải "cầu nguyện không ngừng" (1Th5,1-17; Ep 6,l8), "Kinh Nhật Tụng được lập ra để thánh hiến trọn ngày đêm bằng lời ngợi khen Thiên Chúa" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 8). "Kinh Nhật Tụng là kinh nguyện công khai của Hội Thánh" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 98), qua đó các tín hữu (giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân) thực thi chức tư tế vương giả dành cho những ai đã được rửa tội. Được cử hành "dưới hình thức được Hội Thánh chuẩn y", Các Giờ Kinh Phụng Vụ "chính là tiếng của Hiền Thê nói với Đấng Phu Quân, và hơn nữa là lời cầu nguyện của Chúa Kitô và Thân Thể Người dâng lên Chúa Cha" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 84). IV. CỬ HÀNH Ở ĐÂU? Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo
CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE
1992
PHẦN THỨ HAI
Cử Hành Mầu Nhiệm Kitô Giáo
PARS SECUNDA
MYSTERII CHRISTIANI CELEBRATIO
OECONOMIA SACRAMENTALIS
CHƯƠNG II
SACRAMENTALIS CELEBRATIO MYSTERII PASCHALIS
1135.
Trong Chương I, chúng ta đã tìm hiểu nhiệm cục bí tích; nhờ đó, chúng ta thấy được tính cách mới mẻ của cử hành phụng vụ. Trong chương này, chúng ta sẽ bàn đến việc cử hành các bí tích, những đặc tính chung của việc cử hành bảy bí tích theo truyền thống Phụng Vụ; còn những điểm đặc thù của từng bí tích sẽ được trình bày sau. Giáo lý căn bản về việc cử hành bí tích sẽ trả lời các vấn nạn đầu tiên về đề tài này:
- Ai cử hành?
- Cử hành như thế nào?
- Cử hành khi nào?
- Cử hành ở đâu?
CỬ HÀNH PHỤNG VỤ GIÁO HỘI
I. AI CỬ HÀNH?
1136 795 1090.
Phụng Vụ là "hoạt động" của "Đức Giêsu toàn diện". Những ai hôm nay đang cử hành phụng vụ qua các dấu chỉ hữu hình, đã tham dự vào mầu nhiệm thiên quốc, nơi cử hành hoàn toàn là hiệp thông và Đại Lễ.
Những vị cử hành Phụng vụ thiên quốc
Sách Khải Huyền của Thánh Gioan đọc trong phụng vụ của Hội Thánh, cho chúng ta thấy: trước hết, có "một cái ngai ở trên trời và có một Đấng ngự trên ngai " (Kh 4,2) là "Đức Chúa" (Is 6,1); rồi đến, "Con Chiên đã bị giết" (Kh 5,6) là Đức Kitô chịu đóng đinh và sống lại, vị Thượng Tế duy nhất của cung thánh đích thực (x. Dt 4,14-15; 10,19-21), "vừa là chủ tế vừa là lễ vật, vừa dâng vừa được dâng lên" (Phụng vụ theo thánh Gioan Kim Khẩu, Kinh nguyện Thánh Thể); cuối cùng là "con sông có nước trường sinh, từ ngai của Thiên Chúa và của Con Chiên chảy ra" (Kh 22,1), một trong những biểu tượng đẹp nhất về Chúa Thánh Thần.
1138 335 1370.
Muôn loài đã "được quy tụ" trong Đức Kitô, đều tham dự vào việc ca tụng Thiên Chúa và chu toàn Thánh Ý Người: các thiên thần (x. Kh 4-5; Is 6, 2-3), toàn thể thụ tạo (tượng trưng bằng bốn sinh vật), các tôi tớ Thiên Chúa thời Cựu Ước và Tân Ước (24 kỳ mục), Dân Mới của Thiên Chúa (144 ngàn), đặc biệt là các vị tử đạo "những người đã bị giết vì đã rao giảng Lời Chúa" (Kh 6,9-11), Đức Maria Thánh Mẫu của Thiên Chúa, Người Phụ Nữ (Kh 12), Hiền Thê của Con Chiên (Kh 21,9), và cuối cùng là "một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước, và mọi ngôn ngữ " (Kh 7,9).
1139.
Chúa Thánh Thần và Hội Thánh cho chúng ta được tham dự vào Phụng Vụ vĩnh cửu này, khi chúng ta cử hành mầu nhiệm cứu độ trong các bí tích.
Những người cử hành Phụng Vụ bí tích
Toàn thể cộng đoàn, nghĩa là Thân Thể Chúa Kitô kết hợp với thủ lãnh của mình, cùng cử hành Phụng Vụ. "Các hoạt động phụng vụ không phải là những hoạt động riêng tư nhưng là những cử hành của Hội Thánh là "bí tích hiệp nhất", là Dân Thánh được quy tụ và tổ chức dưới quyền các giám mục.
1141 1120.
Cộng đoàn phụng vụ là cộng đoàn của "những người đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, nhờ sự tái sinh và xức dầu của Thánh Thần, họ được thánh hiến để trở thành một ngôi nhà thiêng liêng và một hàng tư tế thánh; hầu lấy việc làm của người tín hữu mà dâng lên Thiên Chúa những hy tế thiêng liêng". Mọi chi thể đều được tham dự vào "chức tư tế cộng đồng" này là chức tư tế của Đức Kitô, vị Tư Tế duy nhất (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 10,34; Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 2):
"Mẹ Hội Thánh tha thiết ước mong toàn thể tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành phụng vu cách trọn vẹn, ý thức và linh động. Chính bản tính Phụng Vụ đòi hỏi phải tham dự như thế. Lại nữa, nhờ phép Thánh Tẩy, việc tham dự Phụng Vụ trở thành quyền lợi và bổn phận của dân Kitô giáo "là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa (1Pr 2,9)" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 14).
1142 1549 1561.
"Các chi thể không cùng một chức năng" (Rm 12,4). Một số người đã được Thiên Chúa mời gọi, trong và qua Hội Thánh, để đảm nhận phận vụ đặc biệt trong cộng đoàn. Những người này được tuyển chọn và thánh hiến nhờ bí tích Truyền Chức. Qua đó, Chúa Thánh Thần cho họ khả năng hành động thay Đức Kitô là Đầu để phục vụ mọi chi thể của Hội Thánh (Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 2 và 15). Các thừa tác viên có chức thánh là "họa ảnh" của Đức Kitô Tư Tế. Trong thánh lễ, bí tích Hội Thánh được biểu lộ cách đầy đủ; vì thế, thừa tác vụ giám mục nổi bật với vai trò chủ sự nghi lễ Thánh Thể, cùng hiệp thông với ngài là thừa tác vụ linh mục và phó tế.
1143 903 1672.
Để giúp các tín hữu thực thi chức tư tế cộng đồng của mình, còn có những tác vụ đặc biệt khác. Những người đảm nhận các tác vụ này không có chức thánh. Phận vụ của họ được các giám mục xác định tùy theo truyền thống phụng vụ và nhu cầu mục vụ. "Ngay cả những người giúp lễ, đọc sách, dẫn giải và những người thuộc ca đoàn cũng chu toàn tác vụ phụng vụ đích thực" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 29).
1144.
Vì vậy, trong cử hành các bí tích, toàn thể cộng đoàn đều tế tự, mỗi người tuỳ theo phận vụ của mình, nhưng trong "sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần", Đấng hoạt động trong mọi người. "Trong các cử hành phụng vụ, thừa tác viên hay tín hữu mỗi người chu toàn phận vụ của mình, chỉ làm và làm trọn vẹn những gì bản chất sự việc và những quy tắc phụng vụ quy định cho mình" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 28)
1333-1340. Dấu chỉ và Biểu tượng
Cuộc cử hành bí tích được cấu thành bằng những dấu chỉ và biểu tượng. Theo đường lối sư phạm của Thiên Chúa, ý nghĩa của dấu chỉ và biểu tượng bắt nguồn từ trong công trình sáng tạo và trong nền văn hoá nhân loại, được xác định trong các biến cố của Cựu Ước và được mặc khải trọn vẹn trong con người và hoạt động của Đức Kitô.
1146 362, 2702 1879.
Những dấu chỉ bắt nguồn từ thế giới loài người. Trong đời sống nhân loại, dấu chỉ và biểu tượng chiếm một chỗ quan trọng. Con người, một thụ tạo vừa có thân xác vừa linh thiêng, diễn tả và tiếp nhận các thực tại thiêng liêng qua dấu chỉ và biểu tượng vật chất. Con người có tính xã hội, nên cần dấu chỉ và biểu tượng để giao tiếp với tha nhân qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. Trong tương quan với Thiên Chúa cũng thế.
1147 299.
Thiên Chúa nói với loài người qua các thụ tạo hữu hình. Vũ trụ vật chất hiển hiện trước trí khôn của con người, để họ nhận ra những dấu vết của Đấng Sáng Tạo (x. Kn 13,1; Rm 1, 19-20; Cv 14,17). Ánh sáng và đêm tối, gió và lửa, nước và đất, cây và trái đều nói về Thiên Chúa, là biểu tượng cho sự cao cả và gần gũi của Người.
1148.
Vì được Thiên Chúa tạo dựng, những thực tại hữu hình này có thể diễn tả hoạt động của Thiên Chúa thánh hóa con người, và hoạt động của con người bày tỏ lòng tôn kính Thiên Chúa. Những dấu chỉ, những biểu tượng trong đời sống xã hội, như việc thanh tẩy và xức dầu, bẻ bánh và chia sẻ chén rượu, có thể diễn tả việc Thiên Chúa hiện diện và thánh hoá cũng như việc con người bày tỏ lòng tri ân Đấng Sáng Tạo.
1149 843.
Các tôn giáo lớn đều cho thấy rõ các nghi lễ tôn giáo có một ý nghĩa vũ hoàn và biểu tượng. Phụng vụ của Hội Thánh thừa nhận, tiếp thu và thánh hoá các yếu tố trong thiên nhiên và trong nền văn hóa nhân loại, đồng thời làm cho chúng trở nên những dấu chỉ của ân sủng, của thụ tạo mới trong Đức Kitô.
1150 1334.
Những dấu chỉ bắt nguồn từ Giao Ước. Dân của Thiên Chúa tiếp nhận từ nơi Người những dấu chỉ, và biểu tượng riêng, làm nổi bật đời sống phụng vụ: đây không chỉ là những cuộc cử hành sự tuần hoàn của vũ trụ hay những lễ hội dân gian, nhưng còn là dấu chỉ của Giao Ước, biểu tượng của những kỳ công Thiên Chúa đã làm cho Dân Người. Trong các dấu chỉ phụng vụ của Cựu Ước, có thể kể việc cắt bì, xức dầu để thánh hiến các vua và tư tế, đặt tay, các lễ vật, và nhất là lễ Vượt Qua. Hội Thánh nhận ra nơi những dấu chỉ đó hình ảnh tiên trưng cho các bí tích của Tân Ước.
1151 1335.
Những dấu chỉ được Đức Kitô sử dụng. Khi giảng dạy, Đức Giêsu thường dùng những dấu chỉ trong thiên nhiên để diễn tả mầu nhiệm Nước Thiên Chúa (x. Lc 8,10). Người thực hiện việc chữa lành và củng cố Lời Người giảng dạy bằng những dấu chỉ hữu hình hay hành động biểu trưng (x.Ga 9,6; Mc 7,33-35; 8, 22-25). Người đem lại ý nghĩa mới cho những biến cố và dấu chỉ của Cựu Ước, nhất là biến cố Xuất Hành và Vượt Qua (x. Lc 9,31; 22, 7-20), vì chính Người là ý nghĩa của mọi biểu trưng này.
1152.
Những dấu chỉ bí tích. Từ lễ Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần thánh hóa nhờ những dấu chỉ bí tích của Hội Thánh. Các bí tích của Hội Thánh không bãi bỏ nhưng thanh luyện, tiếp nhận tất cả sự phong phú của những dấu chỉ và biểu tượng trong thiên nhiên và trong đời sống xã hội. Hơn nữa, các bí tích còn hoàn tất những tiên trưng và hình bóng của Cựu Ước, biểu thị và thực hiện ơn cứu độ do Đức Kitô đem lại, báo trước và tiền dự vinh quang thiên quốc.
Lời nói và hành động
Mỗi cử hành bí tích là một cuộc gặp gỡ giữa con cái Thiên Chúa với Cha mình, trong Đức Kitô và Thánh Thần. Cuộc gặp gỡ này là cuộc đối thoại qua hành động và lời nói. Các hành động biểu trưng tự nó đã là một ngôn ngữ, nhưng cần có Lời Chúa và việc đáp trả trong đức tin đi kèm và làm cho những hành vi này nên sống động, để hạt giống Nước Trời sinh hoa kết trái trong thửa đất tốt. Những hoạt động phụng vụ biểu thị những gì Lời Chúa muốn diễn đạt: vừa là sáng kiến ân sủng của Thiên Chúa, vừa là lời đáp trả trong đức tin của Dân Chúa.
1154 1100 103.
Phụng vụ Lời Chúa là phần cốt yếu trong các cử hành bí tích. Để nuôi dưỡng đức tin của các tín hữu, phải tôn kính những gì liên quan đến Lời Chúa: Sách Thánh (sách Bài Đọc hay sách Tin Mừng), nghi thức tôn kính (kiệu Sách Thánh, xông hương, hầu đèn), nơi công bố (giảng đài), cách đọc dễ nghe dễ hiểu, bài giảng của thừa tác viên sau khi công bố Lời Chúa, những lời xướng đáp của cộng đoàn (những lời tung hô, thánh vịnh, kinh cầu, tuyên xưng đức tin).
1155 1127.
Lời nói và hành động trong Phụng Vụ vừa là dấu chỉ gắn liền với giáo huấn, vừa liên kết với nhau để thực hiện điều chúng biểu thị. Chúa Thánh Thần không chỉ khơi dậy đức tin để các tín hữu hiểu được Lời Chúa; nhưng qua các bí tích, Người còn thực hiện "những kỳ công" của Thiên Chúa được Lời Chúa loan báo. Công trình của Chúa Cha được Chúa Con yêu dấu hoàn tất, nay Chúa Thánh Thần làm cho hiện diện và thông ban cho các tín hữu.
Thánh ca và Thánh nhạc
"Truyền thống âm nhạc của toàn Hội Thánh đã kiến tạo nên một kho tàng vô giá vượt hẳn mọi diễn tả nghệ thuật khác, nhất là điệu nhạc thánh đi liền với lời ca, góp phần cần thiết hoặc trọn vẹn trong phụng vụ trọng thể" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 112). Từ thời Cựu Ước, khi cử hành phụng vụ, người ta đã ngâm và hát các Thánh Vịnh được linh hứng, thường có nhạc phụ họa.
1157 2502.
Thánh ca và thánh nhạc "càng liên kết chặt với hoạt động phụng vụ", càng thể hiện chức năng làm dấu chỉ của mình, theo ba tiêu chuẩn chính: "Diễn tả lời cầu nguyện cách dịu dàng hơn, cổ võ sự đồng thanh nhất trí và làm các nghi lễ thêm phần long trọng". Như thế, thánh ca và thánh nhạc góp phần với lời nói và hành động của phụng vụ để tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 112):
"Thật cảm động đến rơi lệ khi nghe anh em hát các thánh thi, thánh ca với những âm điệu du dương vang rền trong các buổi cử hành phụng vụ. Thật là xúc động, lời ca tiếng hát rót vào tai tôi, làm sôi sục chân lý trong tim tôi. Lòng yêu mến Chúa nâng tôi lên cao, hai dòng lệ chảy trên má tôi, tôi thấy tâm hồn mình bay bổng..." (Thánh Augustinô, Confessiones, Tự Thuật 9, 6, 14).
Sự hòa hợp của các dấu chỉ (thánh ca, thánh nhạc, lời nói và hành động) càng diễn cảm và phong phú hơn nếu được diễn tả bằng nét đẹp văn hóa riêng của cộng đoàn Dân Chúa đang cử hành Phụng Vụ (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 119). Vì thế, "thánh ca bình dân phải được khéo léo cổ võ để tín hữu có thể ca hát trong những việc đạo đức thánh thiện cũng như trong chính hoạt động phụng vụ" theo những quy tắc của Hội Thánh (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 118). "Lời thánh ca phải thích hợp với đạo lý Công giáo và tốt hơn cả là rút ra từ Thánh Kinh và các nguồn mạch phụng vụ (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 121).
476-477, 2129-2132
Các ảnh tượng thánh
Ảnh tượng thánh, đặc biệt các ảnh tượng dùng trong Phụng Vụ, chủ yếu trình bày Chúa Kitô. Ảnh tượng không thể minh họa Thiên Chúa vô hình và khôn tả; nhưng việc Con Thiên Chúa nhập thể đem lại cho ảnh tượng một vai trò tôn giáo mới:
"Thiên Chúa không có thân xác, không có diện mạo, nên tuyệt đối không thể diễn tả bằng hình ảnh. Nhưng giờ đây, Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm và sống giữa loài người, nên tôi có thể họa lại Thiên Chúa mà tôi đã thấy... Chúa đã lấy đi tấm màn che, chúng tôi được chiêm ngắm vinh quang Chúa" (Thánh Gioan Đamascênô, "Về ảnh tượng thánh" 1,16).
1160.
Kinh Thánh dùng lời nói để truyền đạt sứ điệp Tin Mừng, còn ảnh tượng thánh dùng hình ảnh. Lời nói và hình ảnh bổ sung cho nhau:
"Để tuyên xưng vắn gọn đức tin, chúng ta gìn giữ mọi truyền thống của Hội Thánh, dù thành văn hay không thành văn, đã được truyền lại cho chúng ta không hề thay đổi. Một trong những truyền thống đó là việc dùng các ảnh tượng hợp với lời rao giảng sứ điệp Tin Mừng, vì tin rằng Ngôi Lời Thiên Chúa đã thực sự làm người. Điều này thực hữu ích và tiện lợi, vì lời nói và hình ảnh soi sáng và bổ túc ý nghĩa cho nhau" (x. CĐ Nicea II, năm 787: COD 111).
1161.
Tất cả các dấu chỉ dùng trong Phụng Vụ đều quy về Đức Kitô. Các ảnh tượng về Đức Mẹ và các thánh cũng vậy, vì biểu thị Đức Kitô vinh hiển nơi các ngài. Các ảnh tượng cho thấy "đám mây các nhân chứng" (Dt 12,1) đang tham dự vào công trình cứu độ thế gian và hiệp nhất với chúng ta, đặc biệt khi chúng ta cử hành các bí tích. Qua các ảnh tượng, chúng ta thấy con người "được tạo thành theo hình ảnh Thiên Chúa", đã được biến đổi "nên giống Thiên Chúa" (x. Rm 8,29; 1Ga 3,2) và cùng với các thiên thần được quy tụ trong Đức Kitô:
"Trung thành với đạo lý của các thánh giáo phụ và truyền thống Hội Thánh Công Giáo, vì biết rằng đạo lý này được Chúa Thánh Thần linh ứng, chúng tôi định tín chắc chắn và chính xác rằng: các ảnh tượng thánh đáng tôn kính, cũng như các mẫu Thánh Giá quý báu và sống động - dù được vẽ, chạm trổ hay làm bằng chất liệu thích hợp - phải được chưng bày trong các nhà thờ, trang trí trên các dụng cụ và y phục thánh, vẽ trên tường và trên tranh, đặt trong nhà và ngoài đường. Đối với ảnh tượng của Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ chúng ta, ảnh tượng của Đức Maria Thánh Mẫu Thiên Chúa và của các thiên thần, các thánh và những người công chính cũng thế" (CĐ Nicêa II: DS 600).
1162 2502.
"Vẻ đẹp và màu sắc của ảnh tượng thúc đẩy tôi cầu nguyện. Như cảnh đẹp thiên nhiên làm rạo rực hồn tôi, các ảnh tượng làm cho tôi vui sướng ca ngợi Chúa" (Thánh Gioan Đamascênô, " Về ảnh tượng thánh" 1,27). Chiêm ngắm ảnh tượng thánh, cùng với suy niệm Lời Chúa và hát thánh thi phụng vụ, sẽ hòa hợp với các dấu chỉ dùng trong cử hành Phụng Vụ, để mầu nhiệm được cử hành khắc sâu hơn trong tâm khảm, sau đó bộc lộ ra trong đời sống mới của các tín hữu.
Lịch Phụng Vụ
"Hội Thánh là Mẹ hiền, ý thức mình có bổn phận ca tụng công trình cứu chuộc của Phu Quân chí thánh, bằng việc tưởng niệm vào những ngày ấn định trong năm. Mỗi tuần, vào ngày Chúa Nhật, Hội Thánh tưởng nhớ việc Chúa Phục Sinh. Mỗi năm một lần, vào dịp lễ Phục Sinh, Hội Thánh còn cử hành hết sức trọng thể, cuộc Thương Khó và Phục Sinh hồng phúc của Người. Hội Thánh quảng diễn mầu nhiệm Chúa Kitô qua chu kỳ một năm...
1164.
Từ khi có luật Môisen, Dân Chúa căn cứ vào lễ Vượt Qua để ấn định các đại lễ nhằm tưởng niệm những kỳ công của Thiên Chúa cứu độ, tạ ơn Người, giữ mãi kỷ niệm và truyền lại cho các thế hệ sau. Trong thời đại của Hội Thánh, từ khi Đức Kitô phục sinh đến ngày Người quang lâm, Phụng Vụ do Hội Thánh cử hành vào những ngày ấn định mang dấu ấn mới mẻ của mầu nhiệm Đức Kitô.
1165 2659,2836 1085.
Khi Hội Thánh cử hành mầu nhiệm Chúa Kitô, hai tiếng "Hôm nay" được lặp đi lặp lại trong kinh nguyện, như âm vang lời kinh Chúa dạy (x. Mt 6,11) và lời mời gọi của Thánh Thần (x.Dt 3,7-4,11; Tv 95,7). "Ngày hôm nay" của Thiên Chúa hằng sống mà con người được mời gọi bước vào, chính là "Giờ" Vượt Qua của Đức Giêsu. Cuộc Vượt Qua của Người cuốn hút và bao trùm toàn bộ lịch sử:
"Cuộc sống bao trùm trên vạn vật và tất cả được đầy tràn ánh sáng chói chang. Vầng Đông đích thực xâm chiếm vũ trụ. Đức Kitô vĩ đại, Đấng đã "có trước Sao Mai" cũng như mọi tinh tú, Đấng bất tử và vô biên, chiếu soi trên vạn vật, rực rỡ hơn cả mặt trời. Vì thế, một ngày tươi sáng, trường cửu và vĩnh viễn, được mở ra cho chúng ta là những kẻ tin vào Người: đó là cuộc Vượt Qua thần bí" (Pseuđô-Hippôlytô Roma, In sanctum Pascha, Phục Sinh 1, 1-2).
2174-2188
Ngày của Chúa
"Theo truyền thống tông đồ bắt nguồn từ chính ngày Chúa Kitô sống lại, Hội Thánh cử hành mầu nhiệm Phục Sinh vào mỗi ngày thứ tám, ngày thật đáng gọi là ngày củaChúa hay ngày Chúa Nhật" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 106). Ngày Chúa Kitô Phục Sinh vừa là "Ngày thứ nhất trong tuần" gợi lại ngày đầu của công trình sáng tạo, vừa là "Ngày thứ tám", sau khi "an nghỉ" trong "ngày Sabát vĩ đại", Chúa Kitô khai mạc"ngày Chúa đã làm nên", "ngày không còn đêm tối" (Phụng Vụ Byzantin). "Bữa tiệc của Chúa" là trọng tâm của ngày này, ở đó tất cả cộng đoàn tín hữu được gặp Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng mời gọi họ vào dự tiệc (x. Ga 21,12; Lc 24,30):
"Hôm nay là Ngày của Chúa, ngày Phục Sinh, ngày của các Kitô hữu, cũng là ngày của chúng ta. Hôm nay được gọi là ngày của Chúa, vì là ngày Đức Giêsu khải hoàn lên với Chúa Cha. Nếu người ngoại giáo gọi là "ngày mặt trời", chúng ta cũng sẵn sàng chấp nhận: vì hôm nay, muôn dân được thấy Ánh Sáng, hôm nay Mặt Trời Công Chính mang lại ơn cứu độ xuất hiện" (Thánh Hiêrônimô, "Bài giảng ngày Chúa nhật Phục Sinh").
1167.
Ngày Chúa Nhật là ngày tuyệt hảo để cộng đoàn tín hữu tập họp cử hành Phụng Vụ, "để nghe Lời Chúa và tham dự vào bí tích Thánh Thể, để kính nhớ sự Thương Khó, Phục Sinh và Vinh Quang của Chúa Giêsu, đồng thời cảm tạ Thiên Chúa, vì Người đã dùng sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô từ trong kẻ chết mà tái sinh họ trong niềm hy vọng sống động" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 106):
"Ôi lạy Chúa Kitô, khi suy ngắm những điều kỳ diệu Người đã thực hiện trong trong ngày Chúa Nhật, ngày Chúa sống lại, chúng con phải thốt lên: Ngợi khen Chúa vì ngày Chúa Nhật, Ngày hồng phúc, Ngày khởi đầu công trình sáng tạo... công trình cứu chuộc... đổi mới nhân loại. Hôm nay trời đất vui mừng và hoàn vũ ngập tràn ánh sáng. Ngợi khen Chúa vì ngày Chúa Nhật, Ngày cửa Thiên Đàng rộng mở đón Ađam và tất cả những kẻ bị lưu đầy" (Fanqith, Các giờ kinh Phụng vụ Syria Antiokia, Quyển 6, Phần mùa hè, trang 193b).
Năm Phụng Vụ
Khởi từ Tam Nhật Vượt Qua như nguồn ánh sáng, thời đại mới của Phục Sinh chiếu tỏa cả năm Phụng Vụ. Thời gian của cả năm trước và sau Tam Nhật Vượt Qua được Phụng Vụ thánh hóa thành "năm hồng ân của Chúa" (Lc 4,19). Nhiệm cục cứu độ được thực hiện trong thời gian, nhưng từ khi nhiệm cục đó được hoàn tất trong biến cố Đức Giêsu Phục Sinh và Thánh Thần được thông ban, thì cùng đích của lịch sử đã được tiền dự, và NướcThiên Chúa xuất hiện trong lịch sử loài người.
1169 1330 560.
Phục Sinh không chỉ là một ngày lễ như bao lễ khác, nhưng là ngày "lễ trên các lễ", cũng như bí tích Thánh Thể là "bí tích trên các bí tích". Thánh Athanasiô gọi lễ Phục Sinh là "ngày Chúa Nhật Trọng Đại" (Thư các đại lễ 329), cũng như Giáo Hội Đông Phương gọi Tuần Thánh là "Tuần Lễ Trọng Đại". Mầu Nhiệm Phục Sinh, mầu nhiệm Đức Kitô toàn thắng sự chết, đem lại cho thời gian già cỗi của chúng ta, sức sống mãnh liệt, cho đến khi mọi sự phải quy phục Đức Kitô .
1170.
Tại Công Đồng Chung Nicêa (năm 325), các Giáo Hội đồng ý mừng lễ Phục Sinh vào Chúa nhật tiếp sau ngày rằm Thượng nguyên (14 Nisan). Vì khác nhau trong cách tính ngày 14 tháng Nisan. Ngày mừng lễ Phục Sinh trong các Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương không luôn trùng hợp. Do đó, hai bên đang tìm cách thỏa thuận để có thể mừng Chúa Phục Sinh chung một ngày.
1171 524.
Năm Phụng vụ khai triển mầu nhiệm Vượt Qua dưới nhiều khía cạnh, đặc biệt là chu kỳ các lễ xoay quanh mầu nhiệm Nhập Thể (Truyền Tin, Giáng Sinh, Hiển Linh) gợi lại những biến cố khởi đầu ơn cứu độ và cho chúng ta hưởng nhờ hoa trái đầu mùa của mầu nhiệm Phục Sinh.
Lễ kính Các Thánh trong năm Phụng Vụ
"Trong khi cử hành các mầu nhiệm của Chúa Kitô theo chu kỳ hằng năm, với một tình yêu mến đặc biệt, Hội Thánh tôn kính Đức Maria vinh hiển, Mẹ Thiên Chúa, Đấng đã liên kết với công trình cứu chuộc của Con Người bằng mối dây bất khả phân ly. Nơi Mẹ, Hội Thánh ngưỡng mộ và tán tụng thành quả tuyệt diệu của công trình cứu chuộc, và vui mừng chiêm ngắm nơi Mẹ, như trong một hình ảnh tinh tuyền trọn hảo, điều mà toàn thể Hội Thánh ước mong và trông đợi (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 103).
1173 957.
Ngoài ra, Hội Thánh còn thêm vào niên kỳ những lễ kính nhớ các thánh tử đạo và các thánh khác. Hội Thánh công bố mầu nhiệm Phục Sinh nơi các ngài, vì các ngài đã cùng chịu thương khó và cùng được vinh hiển với Đức Kitô. Hội Thánh trình bày cho các tín hữu những gương mẫu của các ngài để các gương sáng này lôi kéo mọi người đến với Chúa Cha qua Chúa Kitô; và nhờ công nghiệp các ngài, Hội Thánh lãnh nhận được những hồngân của Thiên Chúa (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 104).
Các Giờ Kinh Phụng Vụ
Mầu nhiệm Chúa Kitô, Nhập Thể và Vượt Qua, được cử hành trong thánh lễ, đặc biệt trong thánh lễ Chúa nhật, thấm nhập và biến đổi thời gian trong ngày nhờ việc cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ, còn gọi là Kinh Nhật Tụng.
1175.
Các Giờ Kinh Phụng Vụ phải trở thành lời kinh nguyện của toàn thể Dân Chúa. Trong lời kinh đó, chính Đức Kitô "tiếp tục thực thi chức vụ tư tế qua Hội Thánh" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 83). Mỗi người tham dự vào kinh nguyện đó tùy theo vị thế riêng trong Hội Thánh và tùy hoàn cảnh sống: các linh mục với tư cách là mục tử được mời gọi chuyên cần cầu nguyện và phục vụ Lời Chúa (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 86,96; Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 5); các tu sĩ do đặc sủng của đời sống thánh hiến (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 98); mọi tín hữu tùy theo khả năng: "những mục tử phải lo cho các Giờ Kinh chính yếu, nhất là giờ Kinh Chiều, được cử hành chung trong nhà thờ vào những ngày Chúa nhật và lễ trọng. Cũng khuyên cả giáo dân đọc Kinh Nhật Tụng, hoặc cùng với các linh mục hoặc khi tụ họp chung với nhau hoặc riêng một mình" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 100).
1176 2700.
Việc cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ không những đòi buộc phải hòa hợp lời kinh với tâm hồn cầu nguyện, mà còn "phải lo cho mình có kiến thức dồi dào hơn về Phụng Vụ và Thánh Kinh, nhất là về Thánh Vịnh" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 90).
1177 2586.
Các thánh thi và lời cầu được xen vào giữa các Thánh Vịnh để diễn tả ý nghĩa của các thời khắc trong ngày, của mùa Phụng Vụ và của ngày Đại Lễ. Ngoài ra, việc đọc Lời Chúa trong mỗi Giờ Kinh (với các câu Xướng Đáp theo sau) và việc đọc sách các giáo phụ và các bậc thầy linh đạo trong một số Giờ cho thấy rõ hơn ý nghĩa của mầu nhiệm đang cử hành, giúp thấu hiểu các Thánh Vịnh và dọn đường cho tĩnh nguyện. Việc "đọc sách thiêng liêng", nghĩa là vừa đọc vừa suy niệm Lời Chúađể cầu nguyện, bắt nguồn từ việc cử hành Phụng Vụ.
1178 1378.
Thánh lễ được nối dài bằng Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Các Giờ Kinh này không loại trừ nhưng còn cổ vũ các việc đạo đức khác của Dân Chúa, nhất là việc thờ lạy và chầu Thánh Thể.
1179 586.
Việc thờ phượng theo Thần Khí và Sự Thật (Ga 4, 24) của Giao Ước Mới không bị ràng buộc vào một nơi nhất định. Tất cả trái đất đều là thánh và được giao phó cho con cái loài người. Khi các tín hữu tụ tập một nơi, điều quan trọng là chính họ là "những viên đá sống động để xây nên ngôi đền thờ của Thánh Thần" (1Pr 2,4-5). Thân Thể của Đức Kitô Phục Sinh là ngôi đền thiêng liêng phát sinh nguồn nước hằng sống. Được tháp nhập vào Đức Kitô nhờ Thánh Thần, "chính chúng ta là đền thờ thánh thiêng của Thiên Chúa hằng sống" (2 Cr 6,16).
1180 2106.
Khi tự do tôn giáo không bị hạn chế (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Dignitatis humanae, 4), các Kitô hữu có thể xây dựng những nơi dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa. Những thánh đường hữu hình này không chỉ là những nơi hội họp, nhưng biểu thị và biểu lộ Hội Thánh đang sống trong địa phương đó, ngôi nhà của Thiên Chúa ở giữa những người đã được hòa giải và liên kết với nhau trong Đức Kitô.
1181 2691
Thánh đường là "nhà cầu nguyện, nơi cử hành và cất giữ Thánh Thể, cũng như để tín hữu tụ họp, nơi có sự hiện diện của Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, Đấng đã được hiến dâng vì chúng ta trên bàn thờ tế lễ. Nhà này cần phải được bảo quản sạch sẽ, xứng hợp với việc cầu nguyện và những buổi cử hành thánh lễ" (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 5; CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 122-127). Trong "nhà Chúa", các biểu tượng phải chân thật và hài hòa để giúp mọi người nhận ra Đức Kitô đang hiện diện và hoạt động nơi đây (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 7):
1182 617,1383.
Bàn thờ của Giao Ước Mới là Thập Giá Đức Kitô (x. Dt 13,10), nơi phát xuất các bí tích của mầu nhiệm Vượt Qua. Bàn thờ là trung tâm của thánh đường, trên đó "hy tế thập giá được hiện tại hóa dưới những dấu bí tích. Bàn thờ cũng là bàn tiệc Dân Chúa được mời đến tham dự" (Quy chế tổng quát Sách Lễ Rôma, 259). Trong một số nghi lễ Đông Phương, bàn thờ còn tượng trưng cho Ngôi Mộ của Đức Kitô (vì Người đã thực sự chết và sống lại).
1183 1379,2120.
Nhà Tạm "phải được đặt nơi xứng đáng và vinh dự nhất trong nhà thờ" (ĐGH Phaolô VI, Thông điệp Mysterium fidei). Nhà Tạm phải có nét trang trọng, được đặt nơi tôn nghiêm và chắc chắn (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 128) để giúp các tín hữu dễ dàng thờ phượng Chúa Giêsu đang hiện diện thực sự trong bí tích Thánh Thể.
Dầu Thánh theo truyền thống được bảo quản và tôn kính tại một nơi chắc chắn trong cung thánh vì xức dầu là dấu bí tích của ấn tín ơn Chúa Thánh Thần. Dầu Dự tòng và Dầu Bệnh nhân cũng có thể đặt chung ở đó.
1184.
Ghế của giám mục (ngai tòa) hay của linh mục chủ tế "phải nói lên nhiệm vụ của Ngài là chủ tọa cộng đoàn và điều hành buổi cầu nguyện" (Quy chế tổng quát Sách Lễ Rôma, 271).
103
Giảng đài: "Phẩm giá của Lời Chúa đòi phải có một nơi thích hợp trong nhà thờ, để Lời Chúa được loan báo và giáo dân tự nhiên hướng về đó trong phần phụng vụ Lời Chúa" (Quy chế tổng quát Sách Lễ Rôma, 272).
1185.
Cuộc triệu tập của Dân Chúa bắt đầu bằng bí tích Thánh Tẩy, nên thánh đường phải có giếng rửa tội để cử hành bí tích Thánh Tẩy và có những bình nước thánh để nhắc các tín hữu nhớ đến những lời hứa ngày rửa tội.
Việc canh tân đời sống đòi hỏi Kitô hữu phải sám hối, nên thánh đường phải có nơi thích hợp để tiếp đón hối nhân đến bày tỏ lòng thống hối và lãnh nhận ơn tha thứ.
2717
Thánh Đường cũng phải là nơi giúp tín hữu hồi tâm và thinh lặng cầu nguyện để nối dài và nội tâm hóa thánh lễ.
1186 1130.
Thánh Đường còn mang ý nghĩa cánh chung. Để vào Nhà Chúa, người tín hữu phải bước qua ngưỡng cửa, như thể từ thế giới tội lỗi bước vào thế giới của Đời Sống Mới mà Thiên Chúa muốn dành cho mọi người. Thánh Đường hữu hình tượng trưng cho Nhà Cha; ở đó, Chúa Cha "sẽ lau sạch nước mắt họ" (Kh 21,4). Vì vậy, Thánh Đường là nhà của tất cả con cái Thiên Chúa, luôn mở rộng đón mời mọi người.
TÓM LƯỢC
1187.
Phụng Vụ là công trình của Đức Kitô toàn diện, gồm có Đầu và Thân Thể. Vị Thượng Tế của chúngta không ngừng cử hành Phụng Vụ trên trời, cùng với Mẹ Maria, các tông đồ, chư thánh và đông đảo những người đã được hưởng Vinh Quang Nước Trời.
1188.
Trong Phụng Vụ, toàn thể cộng đoàn đều cử hành, mỗi người theo chức năng của mình. Toàn Thân Thể Đức Kitô, đều có chức tư tế cộng đồng. Nhưng một số tín hữu đã lãnh nhận bí tích Truyền Chức để đại diện Đức Kitô là Đầu của Thân Thể.
1189.
Phụng Vụ sử dụng các dấu chỉ và biểu tượng lấy từ thiên nhiên (ánh sáng, nước, lửa), từ đời sống con người (rửa, xức dầu, bẻ bánh) và từ lịch sử cứu độ (các nghi thức Vượt Qua). Được đưa vào lãnh vực đức tin và được Chúa Thánh Thần sử dụng, những yếu tố thiên nhiên, những nghi thức của loài người và những nghi lễ tưởng niệm ơn cứu chuộc đã trở thành phương thế Đức Kitô dùng để cứu độ và thánh hóa nhân loại.
1190.
Lời Chúa là phần thiết yếu trong các cử hành Phụng Vụ. Lời Chúa được công bố và lời đáp trả tin yêu của Dân Chúa xác định ý nghĩa của mỗi cử hành.
1191.
Thánh Ca và Thánh Nhạc liên kết chặt chẽ với hoạt động Phụng Vụ, nên khi sử dụng chúng ta phải theo các tiêu chuẩn: "diễn tả lời cầu nguyện cách dịu dàng hơn, cổ võ sự đồng thanh nhất trí của cộng đoàn và làm nổi bật tính chất thánh thiêng của buổi cử hành".
1192.
Ảnh tượng thánh được chưng bày trong thánh đường, nơi nhà riêng để khơi dậy và nuôi dưỡng đức tin vào mầu nhiệm Chúa Kitô. Chúng ta tôn thờ chính Chúa Kitô qua ảnh tượng về Người và công trình cứu chuộc của Người. Chúng ta tôn kính Mẹ Thiên Chúa, các thiên thần và các thánh qua ảnh tượng của các ngài.
1193.
Chúa nhật là "Ngày của Chúa", ngày đặc biệt để cử hành thánh lễ vì là ngày Đức Kitô Phục Sinh. Đó là ngày tốt nhất để cộng đoàn cử hành Phụng Vụ, ngày gia đình Kitô giáo sum họp, ngày vui và ngày nghỉ. Ngày Chúa nhật là "nền tảng và trung tâm của cả năm Phụng Vụ" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 106).
1194.
"Hội Thánh còn triển khai trọn mầu nhiệm Chúa Kitô qua chu kỳ một năm, từ Nhập Thể, Giáng Sinh, đến Thăng Thiên, Hiện Xuống, và đợi chờ ngày hồng phúc, ngày Chúa Kitô ngự đến" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 102).
1195.
Khi kính nhớ các thánh, trước hết là Mẹ Thiên Chúa, kế đến là các thánh tông đồ, các thánh tử đạo và các thánh khác, Hội Thánh dưới đất biểu lộ sự hiệp thông với Phụng Vụ trên trời. Hội Thánh tôn vinh Đức Kitô đã ban ơn cứu độ cho các thánh là các chi thể được tôn vinh. Gương sáng của các ngài khích lệ Hội Thánh trên đường tiến về Nhà Cha.
1196.
Khi cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ, tín hữu được kết hiệp với Đức Kitô, vị Thượng Tế của chúng ta, qua thánh vịnh, suy niệm Lời Chúa, thánh ca và những lời chúc tụng. Nhờ đó, họ được liên kết với lời nguyện liên lỉ và phổ quát của Người mà tôn vinh Chúa Cha và cầu xin ơn Thánh Thần xuống cho toàn thế giới.
1197.
Chúa Kitô là Đền Thờ đích thực của Thiên Chúa, là "nơi vinh quang của Chúa Cha ngự trị". Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, các tín hữu cũng trở nên đền thờ của Chúa Thánh Thần, những viên đá sống động xây nên Hội Thánh.
1198.
Hội Thánh tại thế cần có những nơi để cộng đoàn tập họp: các thánh đường hữu hình là nơi thánh, là hình ảnh của Thành Thánh Giêrusalem thiên quốc, nơi chúng ta là những lữ khách đang tiến về.
1199.
Trong những thánh đường này, Hội Thánh cử hành việc thờ phượng công khai để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi, lắng nghe Lời Chúa, ngợi khen chúc tụng, dâng lên Người lời cầu nguyện của Hội Thánh và hy lễ của Đức Kitô, Đấng hiện diện giữa cộng đoàn qua các bí tích. Thánh đường còn là nơi tín hữu hồi tâm và cầu nguyện riêng.
Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ chúc lành cho