ĐOẠN THỨ NHẤT NHIỆM CỤC BÍ TÍCH SECTIO PRIMA CAPUT PRIMUM PHỤNG VỤ - CÔNG CUỘC CỦA BA NGÔI CHÍ THÁNH Articulus 1: Liturgia – Sanctissimae Trinitatis opus Pater, liturgiae fons et finis 1077 492. Mặt khác, cho tới khi Ý Định Thiên Chúa được hoàn tất, Hội Thánh không ngừng dâng lên Chúa Cha "lễ vật là chính những hồng ân Cha ban"; và cầu xin Người ban Thánh Thần thánh hóa lễ vật, Hội Thánh, các tín hữu và toàn thế giới; nhờ kết hiệp với Đức Kitô - Tư Tế, Đấng đã chết và sống lại, nhờ quyền năng Thánh Thần, những chúc lành này đem lại hoa trái sự sống "để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời Người ban tặng cho ta" (Ep 1, 6). Đức Kitô được tôn vinh… Christus glorificatus... 1084 662 1127. Thực vậy, tất cả những biến cố khác của lịch sử đều xảy ra, qua đi rồi chìm vào dĩ vãng. Ngược lại, mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô không chỉ là biến cố trong quá khứ, vì khi chịu chết Người đã hủy diệt sự chết. Hơn nữa, bản thân Đức Kitô cũng như tất cả những gì Người đã làm và đã chịu vì chúng ta, đều mang tính chất vĩnh cửu của Thiên Chúa, nên vượt mọi thời gian và được hiện tại hóa trong thời gian. Biến cố Thập Giá và PhụcSinh vẫn đang tồn tại và đưa muôn loài đến Sự Sống. ...inde ab Apostolorum Ecclesia... 1086 858. ...và hiện diện trong Phụng Vụ trần thế... ...praesens in terrestri est liturgia... 1088 776 669 1373. Người hiện diện trong các bí tích nhờ quyền năng của Người; vì thế ai rửa tội cũng chính là Chúa Kitô rửa tội. Người hiện diện trong lời của Người, vì chính Người đang nói, khi người ta đọc Thánh Kinh trong Hội Thánh. Sau hết, Người hiện diện khi Hội Thánh cầu khẩn và hát thánh vịnh, như chính Người đã hứa: Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, ở giữa họ "(Mt 18, 20)(CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 7). ...Phụng Vụ dưới đất tham dự vào Phụng Vụ trên trời ...quae liturgiam participat caelestem 1090 1137-1139. III. CHÚA THÁNH THẦN VÀ HỘI THÁNH TRONG PHỤNG VỤ Spiritus Sanctus et Ecclesia in liturgia 1091 798. Spiritus Sanctus ad Christum praeparat accipiendum 1093 762 1081. Nhờ đã biết Chúa Kitô và nhờ Thánh Thần Chân Lý soi sáng, chúng ta hiểu được những điều còn là hình bóng trong Cựu Ước (x.2Cr 3,14-16). Chẳng hạn, lụt Hồng Thủy và tàu Nôê tiên báo ơn cứu độ nhờ bí tích Thanh Tẩy; Cột Mây và việc dân Israel qua Biển Đỏ cũng thế; nước chảy ra từ tảng đá là hình bóng các hồng ân thiêng liêng của Chúa Kitô; Manna trong hoang địa tiên báo Thánh Thể, "Bánh Thật từ Trời xuống" (Ga 6, 32) (x.1Cr 10, 1.6). Kinh nguyện theo các giờ Phụng Vụ, cũng như những bản văn và công thức Phụng Vụ khác, kể cả lời cầu nguyện trang trọng nhất là Kinh Lạy Cha, cũng tương ứng với tập quán Do Thái. Các kinh Tạ Ơn trong thánh lễ cũng khởi hứng từ những mẫu mực của truyền thống Do Thái. Đặc biệt trong các đại lễ của Năm Phụng Vụ, như lễ Phục Sinh. Chúng ta vẫn thấy rõ những điểm giống nhau giữa Phụng Vụ Do thái và Phụng Vụ Kitô giáo. Người Do Thái và Kitô hữu cùng mừng lễ Vượt Qua; đối với người Do Thái, cuộc Vượt Qua đã xẩy ra trong lịch sử nhưng vẫn hướng về tương lai cho đến ngày Đấng Messia đến; đối với Kitô hữu, cuộc Vượt Qua đã hoàn tất khi Đức Kitô chịu chết và sống lại, nhưng chúng ta vẫn chờ đợi ngày hoàn tất chung cuộc. Spiritus Sanctus mysterium Christi in memoriam revocat 1099 91. 1101 117. Trong Phụng Vụ Lời Chúa, Chúa Thánh Thần "gợi nhớ "cho cộng đoàn về tất cả những gì Chúa Kitô đã làm cho chúng ta. Việc tưởng nhớ những kỳ công của Thiên Chúa được cử hành trong phần "Tưởng Niệm" dài hay ngắn tùy theo bản chất của các hoạt động phụng vụ và truyền thống nghi thức của các Giáo Hội. Chúa Thánh Thần vừa gợi lại ký ức vừa thúc giục Hội Thánh tạ ơn và ca ngợi (Doxologie). Spiritus Sanctus mysterium Christi efficit actuale 1104 1085. Spiritus Sancti communio 1108 788 1091 775. Sự hợp tác thâm sâu nhất giữa Chúa Thánh Thần và Hội Thánh được thực hiện trong Phụng Vụ. Chúa Thánh Thần là Đấng ban ơn thông hiệp, luôn ở trong Hội Thánh; nhờ đó, Hội Thánh là bí tích cao cả hiệp thông con người với Thiên Chúa và tập họp con cái Thiên Chúa tản mát khắp nơi về một mối. Hiệu quả của Chúa Thánh Thần trong Phụng Vụ gắn liền với ơn hiệp thông con người với Ba Ngôi Chí Thánh và hiệp thông huynh đệ (x. 1Ga 1,3-7). Compendium Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo
CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE
1992
PHẦN THỨ HAI
Cử Hành Mầu Nhiệm Kitô Giáo
PARS SECUNDA
MYSTERII CHRISTIANI CELEBRATIO
OECONOMIA SACRAMENTALIS
CHƯƠNG I
MẦU NHIỆM VƯỢT QUA TRONG THỜI ĐẠI CỦA HỘI THÁNH
MYSTERIUM PASCHALE IN ECCLESIAE TEMPORE
Mục 1
I. CHÚA CHA, NGUỒN MẠCH VÀ CÙNG ĐÍCH CỦA PHỤNG VỤ
"Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Trong Đức Kitô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần. Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giêsu Kitô, để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu" (Ep 1,3-6).
1078 2626.
Thuật ngữ "benedictio" trong tiếng La tinh và "eulogia" trong tiếng Hy lạp có hai nghĩa: Thiên Chúa chúc lành cho thụ tạo và con người chúc tụng Thiên Chúa. Chúc lành là hành vi Thiên Chúa ban sự sống cho con người, vì Chúa Cha là nguồn sự sống. Chúc lành của Thiên Chúa vừa là lời vừa là hồng ân. Chúc tụng là hành vi con người thờ phượng và tạ ơn Đấng Sáng Tạo.
1079.
Từ khai thiên lập địa cho đến tận thế, tất cả công trình của Chúa đều là "chúc lành”. Từ bài thơ phụng vụ tường thuật cuộc sáng tạo, đến những bài ca về thành Giêrusalem thiên quốc, các tác giả Sách Thánh đều loan báo ý định cứu độ như một chúc lành triền miên của Thiên Chúa.
1080.
Từ khởi thủy, Thiên Chúa đã chúc lành cho các sinh vật, cách riêng là loài người, cả nam và nữ. Giao ước với ông Nôê và tất cả chúng sinh tái lập lời chúc lành: hãy sinh sản cho đầy mặt đất, dù tội lỗi của loài người đã làm cho mặt đất bị "chúc dữ". Kể từ ông Abraham, Thiên Chúa chúc lành cho lịch sử loài người, bằng cách can thiệp để đưa lịch sử đang hướng về cõi chết nay vươn lên nguồn sống là Thiên Chúa. Lịch sử cứu độ khởi đầu khi ông Abraham, tổ phụ những kẻ tin, đón nhận lời chúc lành của Thiên Chúa.
1081.
Chúc lành của Thiên Chúa được biểu lộ qua các biến cố kỳ diệu và cứu độ: Isaac sinh ra, Israel ra khỏi Ai Cập (Vượt Qua và Xuất Hành), ban Đất Hứa, tuyển chọn Đavít, Thiên Chúa hiện diện nơi Đền Thờ, cuộc Lưu Đày để thanh luyện và "số sót" Israel hồi hương. Các sách Luật, Ngôn Sứ và Thánh Vịnh là những yếu tố làm nên Phụng Vụ của Dân Tuyển Chọn, vừa nhắc lại những lời chúc lành của Thiên Chúa vừa đáp trả bằng những lời chúc tụng, ngợi khen và tạ ơn của Dân Chúa.
1082.
Trong Phụng Vụ của Hội Thánh, chúng ta thấy và nhận được trọn vẹn chúc lành của Thiên Chúa: Chúa Cha được nhận biết và thờ phượng như nguồn mạch và cùng đích của mọi chúc lành khi Người sáng tạo và cứu độ; Người đã tuôn tràn phúc lành cho chúng ta trong Đức Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, Đấng đã chết và sống lại; nhờ Ngôi Lời, Chúa Cha ban cho tâm hồn chúng ta Thánh Thần là Hồng Ân bao hàm mọi hồng ân.
1083 2627 1360.
Nhờ đó, chúng ta hiểu được hai chiều kích của Phụng Vụ Kitô giáo vốn là lời đáp trả tin yêu của Hội Thánh đối với những lời "chúc lành thiêng liêng" của Chúa Cha. Một mặt, được kết hiệp với Chúa Kitô và "dưới tác động của Chúa Thánh Thần" (Lc 10, 21), Hội Thánh chúc tụng Chúa Cha "vì phúc lộc khôn tả Người ban" (2 Cr 9, 15), qua việc thờ phượng ngợi khen và tạ ơn.
II. CÔNG CUỘC CỦA CHÚA KITÔ TRONG PHỤNG VỤ
Đức Kitô "ngự bên hữu Chúa Cha" và ban tràn đầy Thánh Thần trên thân thể của mình là Hội Thánh. Từ nay, Người hoạt động qua các bí tích do chính Người thiết lập để thông ban ân sủng. Các bí tích là những dấu chỉ khả giác (lời nói và hành động) mà con người ngày nay vẫn có thể hiểu được. Các bí tích thực sự đem lại ân sủng mà chúng diễn tả, nhờ hành động của Chúa Kitô và do quyền năng Chúa Thánh Thần.
1085 519 1165.
Trong Phụng Vụ của Hội Thánh, chính Đức Kitô diễn tả và thực hiện mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Trong suốt cuộc đời trần thế, Đức Giêsu dùng lời giảng dạy để loan báo và dùng các hành vi để báo trước cuộc Vượt Qua. Khi giờ của Người đến (x. Ga 13,1,17,1), Đức Giêsu trải qua biến cố lịch sử vô tiền khoáng hậu và trường tồn: chết, mai táng, sống lại từ cõi chết và lên ngự bên hữu Chúa Cha đến muôn đời (x. Rm 6, 10; Dt 7, 27; 9,12). Đó là biến cố có thực, đã xảy ra trong lịch sử và là biến cố có một không hai.
...Từ thời các Tông đồ...
"Như Chúa Giêsu được Chúa Cha cử đi thế nào, thì chính Người cũng sai các tông đồ, đầy tràn Thánh Thần, đi như vậy. Không những để, trong khi rao giảng Tin Mừng cho mọi thụ tạo, các ngài loan báo Con Thiên Chúa đã dùng cái chết và sự phục sinh của Người mà giải thoát chúng ta khỏi quyền lực Satan và sự chết, dẫn đưa chúng ta vào Nước Chúa Cha, nhưng còn để các ngài thực thi công trình cứu độ mà các ngài loan báo, nhờ Hiến tế và các bí tích, trung tâm điểm của của toàn thể đời sống Phụng Vụ" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 6).
1087 861 1536.
Khi ban Thánh Thần cho các tông đồ, Đức Giêsu Phục Sinh ủy thác cho các ngài quyền thánh hóa (x Ga 20,21-23): các ngài trở nên dấu chỉ bí tích của Chúa Kitô. Cũng do quyền năng Thánh Thần, các ngài chuyển giao quyền thánh hóa cho những người kế nhiệm. Việc kế nhiệm tông đồ định hình toàn bộ đời sống phụng vụ của Hội Thánh, việc kế nhiệm đó mang tính bí tích và được truyền lại bằng bí tích Truyền Chức.
"Để chu toàn công việc lớn lao" là ban phát hay thông truyền ơn cứu độ, Chúa Kitô hằng hiện diện trong Hội Thánh, nhất là trong các hoạt động Phụng Vụ. Người hiện diện trong thánh lễ, không những nơi thừa tác viên, vì "như xưa Người đã tự dâng mình trên thánh giá, thì nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục, mà còn hiện diện thực sự dưới hình bánh rượu.
1089 796.
"Trong công cuộc vĩ đại tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo và thánh hóa mọi người, Chúa Kitô hằng kết hiệp với Hội Thánh là Hiền Thê rất yêu quý của Người, và Hội Thánh kêu cầu Người là Chúa của mình và nhờ Người mà phụng thờ Chúa Cha hằng hữu" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 7).
"Trong Phụng Vụ dưới đất, chúng ta tham dự và nếm trước Phụng Vụ trên trời, được cử hành trong thánh đô Giêrusalem, mà chúng ta là lữ khách đang tiến về; ở đó, Chúa Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa như thừa tác viên của cung thánh, của nhà tạm đích thực; Phụng Vụ dưới đất là nơi chúng ta hiệp cùng toàn thể đạo binh trên trời đồng thanh ca ngợi tôn vinh Chúa: trong khi kính nhớ các thánh, chúng ta hy vọng được thông phần và đoàn tụ với các ngài; chúng ta mong đợi Đấng Cứu Độ là Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, cho đến khi Người là sự sống của chúng ta sẽ xuất hiện và chúng ta sẽ cùng xuất hiện với Người trong vinh quang" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 8; Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 50).
Trong Phụng Vụ, Chúa Thánh Thần là thầy dạy đức tin cho Dân Thiên Chúa, là Đấng thực hiện những kỳ công của Thiên Chúa, những bí tích của Giao Ước Mới. Chúa Thánh Thần mong muốn và hoạt động trong lòng Hội Thánh để chúng ta sống bằng chính sự sống của Đức Kitô phục sinh. Nhờ Chúa Thánh Thần thúc đẩy, chúng ta đáp lại bằng đức tin; lúc ấy, chúng ta thực sự cộng tác với Người. Chính vì thế, Phụng Vụ trở thành công việc chung của Chúa Thánh Thần và Hội Thánh.
1092 737.
Khi thông ban mầu nhiệm Chúa Kitô qua các bí tích, Chúa Thánh Thần cũng hành động như trong các trường hợp khác của nhiệm cục cứu độ: Người chuẩn bị cho Hội Thánh gặp Chúa Kitô, gợi nhớ và biểu lộ Chúa Kitô cho cộng đoàn tín hữu; Người dùng quyền năng làm cho mầu nhiệm Chúa Kitô hiện diện và tác động trong hiện tại; cuối cùng, Người liên kết Hội Thánh với đời sống và sứ mạng của Chúa Kitô.
Chúa Thánh Thần chuẩn bị cho Hội Thánh đón nhận Chúa Kitô
Trong nhiệm cục bí tích, Chúa Thánh Thần hoàn tất những điều đã được loan báo trong Cựu Uớc. Vì Hội Thánh của Chúa Kitô đã được chuẩn bị cách kỳ diệu trong lịch sử dân Israel và trong Cựu Ước (x. Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 2), Phụng Vụ của Hội Thánh gìn giữ và tiếp thu một số yếu tố của phụng tự Cựu Ước như một phần quan trọng không thể thay thế được.
121 -Đặc biệt là việc đọc Thánh Kinh Cựu Ước;
2585 -Cầu nguyện bằng Thánh Vịnh;
1081 -Nhất là tưởng nhớ các biến cố cứu độ và những thực tại đầy ý nghĩa sẽ được hoàn tất trong mầu nhiệm Chúa Kitô (Lời Hứa và Giao Ước, Xuất Hành và Vượt Qua, Vương Quốc và Đền Thờ, Lưu Đầy và Hồi Hương).
1094 128-130.
Chúa Giêsu, các tông đồ và các giáo phụ (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Dei Verbum, 14-16), đều căn cứ vào sự hòa hợp giữa hai giao ước để dạy về mầu nhiệm Vượt Qua (x.Lc 24, 13-49). Các ngài cho thấy mầu nhiệm Chúa Kitô trước kia còn ẩn khuất dưới văn tự của Cựu Ước. Chúng ta gọi cách cắt nghĩa này là "tiên trưng", vì cho thấy ứng nghiệm nơi Chúa Kitô những hình bóng (biểu trưng) loan báo về Người qua các sự kiện, lời nói, biểu tượng trong Cựu Ước.
1095 281 117.
Do đó, Hội Thánh đọc lại và tham dự vào tất cả những biến cố lớn của lịch sử cứu độ ở thời điểm "hôm nay" của Phụng Vụ, đặc biệt trong mùa Vọng, mùa Chay và nhất là đêm Phục Sinh. Vì thế, huấn giáo phải giúp các tín hữu hiểu được ý nghĩa "thiêng liêng" của nhiệm cục cứu độ, như Phụng Vụ trình bày và giúp chúng ta sống.
1096 1174 1352 841.
Phụng vụ Do thái và Phụng Vụ Kitô giáo. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn một số khía cạnh của Phụng Vụ Kitô Giáo, nếu hiểu biết nhiều hơn về đức tin và đời sống tôn giáo của dân Do Thái như họ vẫn tin và sống cho đến ngày nay. Đối với người Do Thái cũng như với Kitô hữu, Kinh Thánh là phần cốt yếu của Phụng Vụ để: công bố Lời Chúa, đáp lại Lời Chúa, ca ngợi Thiên Chúa và cầu nguyện cho người sống cũng như kẻ chết, kêu cầu lòng thương xót Chúa. Cấu trúc phần Phụng Vụ Lời Chúa trong thánh lễ bắt nguồn từ kinh nguyện Do Thái.
1097.
Trong Giao Ước Mới, mỗi hoạt động Phụng Vụ đều là cuộc gặp gỡ giữa Chúa Kitô và Hội Thánh, đặc biệt việc cử hành thánh lễ và các bí tích. Cộng đoàn Phụng Vụ được hiệp nhất "nhờ ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần", Đấng tụ họp con cái Thiên Chúa thành Thân Thể Chúa Kitô. Cộng đoàn này vượt trên mọi liên hệ của con người, chủng tộc, văn hóa và xã hội.
1098 1430.
Cộng đoàn phải được chuẩn bị để gặp gỡ Chúa của mình, phải là "một dân đã sẵn sàng". Chuẩn bị tâm hồn là công việc chung của Chúa Thánh Thần và của cộng đoàn, nhất là của các thừa tác viên. Chúa Thánh Thần ban ơn khơi dậy đức tin, hoán cải tâm hồn và giúp người tín hữu gắn bó với thánh ý Chúa Cha. Người tín hữu phải được chuẩn bị như thế, mới có thể đón nhận được những hoa trái của Sự Sống mới mà Phụng Vụ mang lại.
Chúa Thánh Thần gợi nhớ mầu nhiệm Chúa Kitô
Chúa Thánh Thần và Hội Thánh cùng bày tỏ Chúa Kitô và công trình cứu độ của Người trong Phụng Vụ. Phụng Vụ tưởng niệm mầu nhiệm cứu độ, chính yếu là trong thánh lễ, và theo nghĩa loại suy cả trong các bí tích khác nữa. Chúa Kitô là ký ức sống động của Hội Thánh (x. Ga 14, 26).
1100 1134.
Lời Chúa. Trước hết, Chúa Thánh Thần làm cho Lời Chúa sống động để Cộng Đoàn Phụng Vụ hiểu được ý nghĩa của biến cố cứu độ; nhờ đó, họ đón nhận và thực thi Lời húa trong đời sống:
"Trong việc cử hành Phụng Vụ, Kinh Thánh giữ vai trò tối quan trọng. Thực vậy, người ta trích từ Kinh Thánh những bản văn để đọc, để dẫn giải trong bài giảng, cũng như những ca vịnh để hát. Chính nhờ nguồn cảm hứng và sức phấn khởi của Kinh Thánh mà xuất phát những lời kinh, lời nguyện và các bài ca phụng ca, đồng thời các cử điệu và biểu tượng trở thành có ý nghĩa" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 24).
Chính Chúa Thánh Thần giúp người đọc cũng như người nghe Sách Thánh hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của Lời Chúa, tùy theo thái độ nội tâm của mỗi người. Qua các lời nói, cử điệu và biểu tượng làm nên cử hành Phụng Vụ, Chúa Thánh Thần đặt các tín hữu cũng như các thừa tác viên trong tương quan sống động với Chúa Kitô, là Lời và Hình Ảnh của Chúa Cha, để họ thể hiện trong cuộc sống ý nghĩa điều họ nghe, chiêm ngắm và cử hành trong Phụng Vụ.
1102 143.
"Chính Lời cứu độ nuôi dưỡng đức tin trong tâm hồn tín hữu; chính đức tin này khai sinh và phát triển cộng đoàn tín hữu" (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 4). Việc công bố Lời Chúa không dừng lại ở lời giảng dạy, nhưng mời gọi người nghe đáp trả bằng đức tin, nghĩa là họ phải ưng thuận và dấn thân vào giao ước giữa Thiên Chúa và Dân Người. Cũng chính Chúa Thánh Thần ban ơn đức tin, giúp đức tin lớn lên và vững mạnh trong cộng đoàn. Cộng Đoàn Phụng Vụ trước hết là sự hiệp thông trong đức tin.
1103 1362.
Tưởng niệm. Cử hành Phụng Vụ luôn quy chiếu về những lần Thiên Chúa can thiệp trong lịch sử để cứu độ con người. "Nhiệm cục mặc khải được thực hiện bằng các hành động và lời nói liên kết mật thiết với nhau... Lời nói công bố các hành động và khai sáng mầu nhiệm chứa đựng trong đó" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Dei Verbum, 2).
Chúa Thánh Thần hiện tại hóa mầu nhiệm Chúa Kitô
Phụng Vụ Kitô giáo không chỉ gợi nhớ, nhưng còn làm cho những biến cố cứu độ hiện diện và tác động trong hiện tại. Mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô được cử hành chứ không phải được lặp lại. Chúng ta lặp lại việc cử hành, và mỗi lần như thế, Chúa Thánh Thần hiện tại hóa mầu nhiệm độc nhất này.
1105 1153.
"Xin ban Thánh Thần" là lời nguyện vị tư tế dâng lên Chúa Cha, để xin Người cử Thánh Thần Thánh Hóa đến làm cho lễ vật trở thành Mình và Máu Chúa Kitô, và làm cho các tín hữu cũng trở nên của lễ sống động dâng lên Thiên Chúa khi họ rước Mình và Máu Thánh.
1106.
Cùng với phần Tưởng Niệm, lời Xin Ban Thánh Thần là trọng tâm của mỗi cử hành bí tích, đặc biệt là thánh lễ:
1375.
Bạn hỏi: làm thế nào Bánh trở nên Mình Chúa Kitô và Rượu trở nên Máu Chúa Kitô? Tôi xin thưa: Chúa Thánh Thần đến và thực hiện điều vượt trên ngôn từ và suy nghĩ của loài người... Bạn chỉ cần biết đó là nhờ Chúa Thánh Thần, như ngày xưa Ngôi Lời tự mình và đích thân nhận lấy xác phàm nơi lòng Đức trinh Nữ nhờ Chúa Thánh Thần (Thánh Gioan Đamascênô, "Về đức tin chính thống" 4,13)
1107 2816.
Quyền năng của Chúa Thánh Thần trong Phụng Vụ làm cho Nước Trời mau đến và mầu nhiệm cứu độ hoàn tất. Đang khi chúng ta chờ đợi và hy vọng, Chúa Thánh Thần cho chúng ta được tiền dự vào sự hiệp thông sung mãn của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhận lời cầu xin của Hội Thánh, Chúa Cha cử Chúa Thánh Thần đến ban sự sống cho những ai đón nhận Người; và ngay từ bây giờ, Chúa Thánh Thần là "bảo chứng" gia nghiệp đời đời dành cho họ (x. Ep 1,14; 2Cr 1,22).
Ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần
Trong mọi hoạt động Phụng Vụ, Chúa Thánh Thần được cử đến để giúp chúng ta hiệp thông với Chúa Kitô nhằm hình thành Thân Thể Người. Như nhựa sống trong cây nho của Chúa Cha, Chúa Thánh Thần trổ sinh hoa trái nơi các nhánh (x. Ga 15, 1-17) .
1109 1368.
"Xin Ban Thánh Thần" cũng là lời nguyện xin cho cộng đoàn được hoàn toàn hiệp thông với mầu nhiệm Chúa Kitô. "Ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần" (2Cr 13,13) phải luôn ở với chúng ta và đem lại hiệu quả không chỉ giới hạn trong cuộc cử hành thánh lễ. Do đó, Hội Thánh cầu xin Chúa Cha cử Chúa Thánh Thần đến làm cho đời sống các tín hữu trở thành của lễ sống động dâng lên Thiên Chúa: nhờ được biến đổi nên giống hình ảnh Chúa Kitô; nhờ biết chăm lo để Hội Thánh được hiệp nhất; và nhờ tham dự và sứ mạng Chúa Kitô bằng việc làm chứng và thực thi đức mến.
TÓM LƯỢC
1110
Trong Phụng Vụ, Hội Thánh chúc tụng và tôn thờ Thiên Chúa Cha, nguồn mạch mọi phúc lành trong công trình sáng tạo và cứu độ, Đấng chúc lành cho chúng ta trong Chúa Con và ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần, nhờ đó, chúng ta trở nên nghĩa tử của Người.
1111.
Trong Phụng Vụ, Chúa Kitô hoạt động qua các bí tích vì:
- mầu nhiệm cứu độ của Người được quyền năng Chúa Thánh Thần làm cho hiện diện;
- Hội Thánh, Thân Thể Chúa Kitô, là bí tích (dấu chỉ và khí cụ) để Chúa Thánh Thần thông ban ơn cứu độ;
- qua cử hành Phụng Vụ, Hội Thánh lữ hành tham dự và nếm trước Phụng Vụ trên Trời.
1112.
Trong Phụng Vụ của Hội Thánh, Chúa Thánh Thần có sứ mạng:
- chuẩn bị cho cộng đoàn tín hữu gặp gỡ Đức Kitô;
- gợi nhớ và biểu lộ Chúa Kitô cho cộng đoàn;
- dùng quyền năng làm cho công trình cứu độ của Chúa Kitô hiện diện và tác động trong hiện tại, đồng thời làm cho ơn hiệp thông trong Hội Thánh sinh hoa kết quả.
Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ chúc lành cho