ĐOẠN THỨ HAI SECTIO SECUNDA CHƯƠNG III Mục 12 Articulus 12: « Credo vitam aeternam » 1020 1523-1525. I. PHÁN XÉT RIÊNG Dụ ngôn về người nghèo khó Lazarô (Lc 16,22), và lời Đức Kitô trên thập giá nói với người trộm lành (Lc 23,43), cũng như nhiều đoạn khác của Tân Ước (2Cr 5,8; Pl 1,23; Dt 9,27;12,23) nói đến số phận rất khác nhau của từng người (Mt 16,26). II. THIÊN ĐÀNG Finalis purificatio seu purgatorium 1030. Chúa Giêsu xác nhận: nếu ai nói phạm đến Chúa Thánh Thần người ấy sẽ chẳng được tha cả đời này lẫn đời sau (Mt 12,31). Qua khẳng định này, chúng ta có thể hiểu là một số tội có thể được tha ở đời này, nhưng một số tội khác thì phải đợi tới đời sau" (Thánh Grêgôriô Cả, đối thoại 4,41,3). IV. HỎA NGỤC Chúa Giêsu cảnh cáo: chúng ta sẽ bị tách xa Người, nếu chúng ta bỏ qua không đáp ứng những nhu cầu khẩn thiết của người nghèo và những người bé mọn là anh em của Người (Mt 10,28). Chết mà còn mang tội trọng, không hối cải, không đón nhận tình yêu nhân hậu của Chúa có nghĩa là phải xa cách Người đời đời, vì chính chúng ta đã tự do lựa chọn. "Hỏa ngục" chính là tình trạng con người dứt khoát tự loại trừ khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và chư thánh. 678-679 V. PHÁN XÉT CUỐI CÙNG "Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu... Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái... Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời" (Mt 25,31.32.46). VI. HY VỌNG TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Caelorum novorum et terrae novae spes 1042 769 670. 1051. Ngay sau khi qua đời, mỗi người nhận lãnh phần thưởng phạt đời đời, trong một cuộc phán xét riêng do Đức Kitô, Đấng phán xét kẻ sống và kẻ chết. 1061 2856. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo
CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE
1992
PHẦN THỨ NHẤT
Tuyên Xưng Đức Tin
PARS PRIMA
PROFESSIO FIDEI
TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KITÔ GIÁO
FIDEI CHRISTIANAE PROFESSIO
TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN
CAPUT TERTIUM
CREDO IN SPIRITUM SANCTUM
"TÔI TIN CÓ SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI"
Vì kết hợp cái chết của mình với cái chết của Chúa Giêsu, nên đối với người Kitô hữu, chết là về với Chúa và bước vào cuộc sống muôn đời. Khi thay Đức Kitô nói lời tha tội lần cuối cùng, xức dầu ban sức mạnh và trao Mình Thánh Chúa như của ăn đàng cho người Kitô hữu hấp hối, Hội Thánh dịu dàng trấn an người ấy:
2677, 336.
Nhân danh Chúa Cha toàn năng, Đấng tạo thành nên con, nhân danh Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, Đấng chịu khổ hình vì con, nhân danh Chúa Thánh Thần, Đấng được ban xuống trong con: Hỡi con hãy rời khỏi thế gian này. Hôm nay, con sẽ vào nơi bình an và ở bên Chúa trên núi thánh Sion, cùng với Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, với thánh Giuse, toàn thể thiên thần và các thánh của Chúa... Con trở về cùng Đấng sáng tạo đã lấy bùn đất dựng nên con. Khi con lìa bỏ đời này, xin Đức Trinh Nữ Maria, các thiên thần và toàn thể các thánh ra đón tiếp con... Xin cho con được nhìn thấy tận mắt Đấng Cứu Chuộc con... (kinh hối tử).
1021 1038 679.
Cái chết kết thúc đời sống con người, nghĩa là chấm dứt thời gian đón nhận hay chối bỏ ân sủng Thiên Chúa được biểu lộ trong Đức Kitô (2 Tm 1,9-10). Khi đề cập đến phán xét, Tân Ước chủ yếu nói về cuộc gặp gỡ chung cuộc với Đức Kitô trong ngày quang lâm, nhưng cũng nhiều lần khẳng định có sự thưởng phạt tức khắc ngay sau khi chết, tùy theo công việc và đức tin của mỗi người.
1022 393.
Ngay khi lìa khỏi xác, linh hồn bất tử sẽ chịu phán xét riêng để được thưởng hay bị phạt đời đời; tùy theo đời sống của mình trong tương quan với Đức Kitô, linh hồn hoặc phải trải qua một cuộc thanh luyện (CĐ Lyon II, DS 857-858; CĐ Florentinô, DS 1304-1306; CĐ Triđentinô, DS 1820) hoặc được hưởng phúc trên trời (ĐGH Bênêđictô XII, DS 1000-1001; ĐGH Gioan XXII, DS 991) hoặc sa địa ngục vĩnh viễn (ĐGH Bênêđictô XII, DS 1002).
1470
"Khi chết chúng ta sẽ bị Thiên Chúa xét xử căn cứ trên tình yêu" (Thánh Gioan Thánh Giá, Bài giảng 64).
1023 954.
Những kẻ chết trong ơn nghĩa Chúa và kẻ đã được thanh luyện trọn vẹn, sẽ sống mãi với Đức Kitô. Muôn đời họ sẽ nên giống Thiên Chúa, vì Người thế nào họ sẽ được "nhìn thấy Người như vậy" diện đối diện (1 Ga 3,2).
Chúng tôi dùng quyền tông đồ định tín rằng (1Cr 12,13; Kh 22,4): "Theo sự an bài chung của Thiên Chúa, từ sau khi Đức Giêsu về trời, linh hồn của tất cả các thánh... và của mọi Kitô hữu đã chết sau khi nhận Phép Rửa của Đức Kitô, nếu họ không có gì cần thanh luyện hoặc có gì cần thanh luyện nhưng đã thanh luyện xong sau khi chết... thì các linh hồn này đã, đang và sẽ được ở trên trời trong Nước Trời và trong Thiên Đàng cùng với Đức Kitô, được nhập đoàn các thánh thiên thần, ngay cả trước khi thân xác họ sống lại vào ngày phán xét chung. Kể từ cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu Kitô, các linh hồn này đã và đang được xem thấy Thiên Chúa trực tiếp, diện đối diện, không qua trung gian một thụ tạo nào (ĐGH Bênêđictô XII, DS 1000; CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 49).
1024 260,326 2734,1718.
"Thiên Đàng" là cuộc sống viên mãn vì được hiệp thông trong sự sống và tình yêu với Thiên Chúa Ba Ngôi, với Đức Trinh Nữ Maria, với các thiên thần và các thánh. Thiên Đàng là mục đích tối hậu và là sự hiện thực các nguyện vọng sâu xa nhất của con người, là tình trạng hạnh phúc tuyệt hảo và chung cuộc.
1025 1011.
"Lên Thiên Đàng" là "được ở với Đức Kitô" (Ga 14,3; Pl 1,23; 1Th 4,17). Những người được tuyển chọn "sống trong Người", nhưng vẫn giữ, hay nói đúng hơn là tìm được căn tính đích thực của mình, danh xưng riêng của mình (Kh 2,17).
"Vì sống là được ở với Đức Kitô; và ở đâu có Đức Kitô, nơi đó có sự sống, nơi đó là Nước Trời" (Thánh Ambrôsiô, chú giải Lc 10,12).
1026 793.
Nhờ đã chết và phục sinh, Chúa Giêsu Kitô đã "mở" cửa Thiên Đàng cho chúng ta. Các thánh được hưởng trọn vẹn hoa quả ơn cứu chuộc của Đức Kitô. Người cho những ai đã tin vào Người và trung thành với thánh ý Người được cùng hưởng vinh quang với Người. Thiên Đàng là cộng đồng vĩnh phúc gồm tất cả những người đã được tháp nhập trọn vẹn vào Đức Kitô.
1027 959,1720.
Chúng ta không đủ khả năng hiểu biết và trình bày mầu nhiệm hiệp thông vinh phúc với Thiên Chúa và với tất cả những người ở trong Đức Kitô. Khi nói về mầu nhiệm này, Kinh Thánh dùng những hình ảnh như sự sống, ánh sáng, bình an, tiệc cưới, rượu mới trong Nước Trời, nhà Cha, Thành Giêrusalem Thiên Quốc, Thiên Đàng: "Điều mắt chẳng hề thấy, điều tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ đến, đó là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người" (1Cr 2,9).
1028 1722 163.
Thiên Chúa siêu việt, nên ta chỉ thấy được Người khi chính Người mặc khải mầu nhiệm cho ta chiêm ngưỡng và khi Người ban cho ta khả năng đó. Việc chiêm ngưỡng Thiên Chúa trong vinh quang Thiên Quốc được Hội Thánh gọi là "phúc kiến".
"Bạn sẽ được vinh quang và hạnh phúc biết bao: khi bạn được Thiên Chúa tiếp nhận để thấy Người, được vinh dự hưởng niềm vui cứu độ và ánh sáng vĩnh cửu cùng Đức Kitô, Chúa của bạn... Trên Thiên Quốc, bạn được hưởng niềm vui của sự bất tử cùng với những người công chính và những bạn hữu của Thiên Chúa" (Thánh Cyprianô, Epistula 58, 10).
1029 956 668.
Trong vinh quang Thiên Đàng, các thánh vẫn tiếp tục hân hoan thi hành thánh ý Thiên Chúa đối với những người khác và toàn thể các thụ tạo. Và các ngài đã bắt đầu hiển trị với Đức Kitô, cùng với Người, các Ngài "hiển trị đời đời" (Kh 22, 5) (Mt 25,21.23).
III. SỰ THANH LUYỆN CUỐI CÙNG HOẶC LUYỆN NGỤC
Những người chết trong ân nghĩa Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, mặc dù chắn chắc được cứu độ đời đời, còn phải chịu thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết để vào hưởng phúc Thiên Đàng.
1031 954,1472.
Hội Thánh gọi việc thanh luyện cuối cùng của những người được chọn là luyện ngục. Điều này khác hẳn với hình phạt đời đời của kẻ bị chúc dữ: Hội Thánh công bố giáo lý về luyện ngục cách riêng trong các công đồng Flôrence (CĐ Florentinô, Decretum pro Graecis DS 1304) và CĐ Triđentinô (DS 1820; 1580). Dựa vào một số đoạn Kinh Thánh (1Cr 3,15; 1Pr 1,7), Hội Thánh nói về lửa thanh luyện: "Đối với một số tội nhẹ, phải tin là trước phán xét chung có lửa thanh luyện.
1032 958 1371 1479.
Lời dạy này cũng căn cứ trên tập quán cầu nguyện cho những người quá cố mà Kinh thánh đã nói: vì thế ông Giuđa Macabêô "xin dâng lễ đền tội cho những người chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi" (2 Mcb 12,46). Ngay từ đầu, Hội Thánh vẫn kính nhớ người quá cố và cầu nguyện cho họ, đặc biệt trong thánh lễ (CĐ Lyon II, DS 856) để một khi được thanh luyện họ có thể hưởng nhan Thánh Chúa. Hội Thánh khuyên chúng ta bố thí, làm việc hãm mình và nhường các ân xá cho những người đã qua đời.
"Chúng ta hãy giúp họ và hãy nhớ đến họ. Nếu các con của ông Gióp đã được thanh luyện nhờ việc hiến lễ của cha (G 1,5), tại sao chúng ta còn nghi ngờ là những lễ tế của chúng ta dâng lên Thiên Chúa, để cầu cho người quá cố, lại không đem đến cho họ một phần an ủi nào? Đừng do dự giúp đỡ và cầu nguyện cho những người đã qua đời" (Thánh Gioan Kim Khẩu, Bài Giảng về 1Cr 41,5).
1033 1861 393 633.
Chúng ta không thể kết hiệp với Thiên Chúa, nếu không tự nguyện yêu mến Người. Nhưng chúng ta không thể yêu mến Người, nếu chúng ta phạm tội trọng phản nghịch Người, ngược lại lợi ích của người khác và chính mình: "Kẻ không yêu thương thì còn ở trong sự chết. Phàm ai ghét anh em mình thì là kẻ sát nhân. Và anh em biết: không một kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở trong nó" (1Ga 3,15).
1034.
Chúa Giêsu thường nói về "hỏa ngục", về "lửa không hề tắt" (Mt 5,22.29;13,42.50; Mc 9,43-48), dành cho những ai đến chết vẫn không tin và không chịu hoán cải. Họ sẽ mất cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục (Mt 10,28). Chúa Giêsu đã nghiêm khắc cảnh cáo: "Con Người sẽ sai sứ thần của mình tập trung mọi kẻ gian ác... mà quăng chúng vào lò lửa" (Mt 13,41-42). Người tuyên án: "Quân bị nguyền rủa kia hãy đi khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời" (Mt 25, 41).
1035 393
Hội Thánh dạy rằng có hỏa ngục và án phạt đời đời. Ngay sau khi chết, linh hồn kẻ còn mắc tội trọng sẽ xuống hỏa ngục chịu cực hình "lửa đời đời" (DS 76; 409; 411; 801; 858; 1002; 1351; 1575; SPF 12). Vì chỉ nơi Thiên Chúa, con người mới tìm được sự sống và hạnh phúc hằng khao khát, nên cực hình chính của hỏa ngục là đời đời bị tách khỏi Thiên Chúa.
1036 1734 1428.
Những điều Kinh Thánh xác quyết và Hội Thánh dạy về hỏa ngục là lời mời gọi con người phải có trách nhiệm sử dụng tự do để đạt tới hạnh phúc đời đời; đồng thời thúc giục chúng ta ăn năn hối cải: "Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường rộng thì đưa tới diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó; còn cửa hẹp và đường hẹp thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy" (Mt 7,13-14):
"Vì không biết ngày và giờ, chúng ta phải theo lời Chúa dạy, luôn tỉnh thức, để khi cuộc đời độc nhất của chúng ta ở trần gian chấm dứt, chúng ta xứng đáng vào dự tiệc cưới với Người và được liệt vào số người được chúc phúc (Mt 25,31-46), chứ không như những tôi tớ khốn nạn và lười biếng (Mt 25,26) sẽ bị đẩy vào lửa đời đời (Mt 25,41), vào chốn tối tăm, nơi khóc lóc và nghiến răng" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 48).
1037 162 1014-1821.
Thiên Chúa không tiền định cho ai xuống hỏa ngục (CĐ Arausicanô II, DS 397; CĐ Triđentinô, 1567). Ai tự ý lìa bỏ Thiên Chúa bằng một tội trọng và chai lì đến cùng, sẽ phải xuống hỏa ngục. Trong phụng vụ Thánh Thể và trong kinh nguyện hằng ngày của tín hữu, Hội Thánh khẩn cầu Thiên Chúa từ bi, Đấng "không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người ăn năn hối cải" (2 Pr 3,9):
"Đây là lễ vật của chúng con là tôi tớ Cha và cũng là lễ vật của toàn thể gia đình Cha nữa, cúi xin Cha vui lòng chấp nhận. Xin an bài cho chúng con ở đời này được hưởng bình an của Cha. Xin cứu chúng con khỏi án phạt đời đời và thâu nhận chúng con vào số những người được Cha tuyển chọn" (Kinh Nguyện Thánh Thể I, hoặc Lễ Quy Rôma, 88).
1038 1001,998.
Phán xét chung sẽ diễn ra ngay sau khi mọi người đã chết được sống lại, "người công chính cũng như kẻ có tội" (Cv 24,15) sống lại. Đó sẽ là "giờ các kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng Người Con và sẽ ra khỏi đó: ai đã làm điều lành thì sẽ sống lại để được sống, ai đã làm điều dữ thì sẽ sống lại để bị kết án" (Ga 5,28-29).
1039 678.
Khi đối diện với Đức Kitô Đấng là Chân Lý, quan hệ của từng người với Thiên Chúa sẽ được phơi bày rõ ràng (Ga 12,49). Phán xét chung sẽ cho thấy rõ những việc lành mỗi người đã làm hoặc đã bỏ qua khi còn sống ở trần gian, cả đến những hậu quả sâu xa của chúng:
"Những việc xấu kẻ dữ đã làm đều bị ghi nhận, dù họ không hay biết. Ngày đó "Thiên Chúa sẽ không còn làm thinh nữa" (Tv 50,3)... Người quay sang kẻ dữ và nói với họ: "Vì các ngươi, Ta đã đặt trên trần gian những người nghèo hèn yếu đuối. Ta là Đầu của họ, đang ngự trị bên hữu Cha Ta trên Trời, nhưng dưới đất các chi thể của Ta phải đói khổ. Nếu các ngươi đã cho các chi thể của Ta, thì cái các ngươi cho, đã lên đến tận trên Đầu. Khi Ta đặt những người nghèo khó dưới đất là để làm tùy phái mang những việc tốt lành của các ngươi vào kho của Ta: vì các ngươi đã không cho họ gì cả, nên các ngươi không có gì trong nhà Ta" (Thánh Augustinô, Sermo, bài giảng 18,4,4).
1040 637 314.
Phán xét chung sẽ diễn ra khi Đức Kitô quang lâm. Chỉ có Chúa Cha mới biết ngày giờ; chỉ một mình Người quyết định khi nào sự kiện này sẽ xảy ra. Người sẽ dùng Chúa Con là Đức Giêsu Kitô để ra phán quyết chung thẩm về toàn bộ lịch sử. Bấy giờ chúng ta sẽ thông hiểu ý nghĩa tối hậu của toàn bộ công trình sáng tạo, mầu nhiệm cứu độ và những con đường kỳ diệu Thiên Chúa Quan Phòng dẫn dắt mọi sự đến mục đích tối hậu của chúng. Phán xét chung cho ta thấy Chúa công chính sẽ chiến thắng mọi bất chính của thụ tạo và tình yêu của Người mạnh hơn sự chết (Dc 8,6).
1041 1432 2854.
Sứ điệp về phán xét chung mời gọi con người sám hối, trong khi Thiên Chúa còn cho "thời gian thi ân, thời gian cứu độ" (2 Cr 6,2). Sứ điệp này nhắc nhở chúng ta kính sợ Thiên Chúa, khuyến khích ta dấn thân cho sự công chính của Nước Trời, loan báo "niềm hy vọng hồng phúc" (Tt 2,13), ngày Đức Giêsu ngự đến "để được tôn vinh giữa Dân Thánh của người và được ngưỡng mộ giữa mọi kẻ đã tin" (2 Tx 1,10).
Nước Thiên Chúa sẽ viên mãn trong ngày tận thế. Sau phán xét chung, những người công chính, được vinh thăng cả hồn lẫn xác để hiển trị muôn đời với Đức Kitô và toàn thể vũ trụ sẽ được đổi mới:
Bấy giờ, Hội Thánh "kết thúc trong vinh quang trên trời, khi toàn thể vũ trụ cùng với loài người được canh tân và đạt tới viên mãn trong Chúa Kitô" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 48).
1043 671 280 518.
Kinh Thánh gọi nhân loại và thế giới được canh tân cách huyền diệu này là "Trời Mới và Đất Mới" (2 Pr 3,13) (Kh 21,1). Khi ấy ý định "quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô" (Ep 1,10) của Thiên Chúa sẽ được thành tựu.
1044.
Thiên Chúa sẽ ngự giữa loài người trong "vũ trụ mới" này (Kh 21,5) tức là thành Giêrusalem thiên quốc. "Người sẽ lau sạch nước mắt họ: sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ, vì những điều cũ đã biến mất" (Kh 21,4) (Kh 21,27).
1045 775 1404.
Về phần con người, đó là lúc nhân loại hoàn toàn hiệp nhất như Thiên Chúa đã định từ tạo thiên lập địa, mà Hội Thánh lữ hành là "bí tích", sẽ được thực hiện trong cuộc viên mãn này (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 1). Những kẻ được kết hợp với Đức Kitô tạo thành cộng đoàn những người được cứu chuộc, Thành Thánh của Thiên Chúa (Kh 21,2), "Hiền Thê của Con Chiên" (Kh 21,9). Cộng đoàn này sẽ không còn mang thương tích của tội lỗi nhơ bẩn (Kh 21,27), ích kỷ từng hủy diệt hoặc gây tổn thương cho cộng đồng nhân loại dưới thế. Việc hưởng nhan thánh Chúa sẽ là nguồn hạnh phúc, bình an và hiệp thông bất tận cho những người được tuyển chọn, vì Thiên Chúa tự ban trọn vẹn cho họ.
1046
Về phần vũ trụ, Mặc Khải xác nhận nhân loại và thế giới vật chất có chung một vận mệnh:
349.
"Muôn loài thụ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người... hy vọng có ngày mình cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát,... Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thụ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thánh Thần như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa cứu chuộc thân xác chúng ta" (Rm 8,19-23).
1047.
Thiên Chúa đã tiền định vũ trụ hữu hình cũng phải biến đổi "để cho thế giới khôi phục lại tình trạng ban đầu, không gây bất kỳ trở ngại nào để phục vụ người công chính", và vũ trụ này cùng được vinh quang với họ trong Đức Giêsu Phục Sinh (Thánh Irênê, Adversus haereses, chống lạc giáo 5,32,1).
1048 673.
"Chúng ta không biết được thời gian hoàn tất của trái đất và nhân loại, chúng ta cũng chẳng biết cách thức biến đổi của vũ trụ. Chắc chắn hình ảnh của một thế giới lệch lạc vì tội lỗi sẽ qua đi, nhưng chúng ta được biết Thiên Chúa đã dọn sẵn một chỗ ở mới và một đất mới, nơi công bằng ngự trị. Hạnh phúc nơi ấy sẽ thỏa mãn và vượt quá mọi ước vọng an bình trào dâng trong lòng con người" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 39).
1049 2820.
"Sự trông đợi đất mới không được làm suy giảm, trái lại phải kích thích nỗ lực phát triển trái đất này, nơi mà thân thể gia đình nhân loại mới đang tăng trưởng và tiên báo một vài hình ảnh của thời đại mới. Bởi vậy, tuy phải phân biệt rõ rệt những tiến bộ trần thế với sự mở rộng Vương Triều Chúa Kitô, nhưng những tiến bộ này trở thành quan trọng đối với Nước Thiên Chúa tùy theo mức độ chúng có thể góp phần vào việc tổ chức xã hội loài người cho tốt đẹp hơn" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 39).
1050 1709 260.
"Bởi vì tất cả những thành quả tuyệt hảo của bản chất và tài năng chúng ta, mà chúng ta đã tạo nên khắp địa cầu theo mệnh lệnh của Chúa và trong Thánh Thần Người, chúng ta sẽ nhận chúng lại sau này nhưng chúng đã được thanh luyện khỏi mọi tì ố, được chiếu sáng và biến đổi, khi Chúa Kitô trao lại Chúa Cha vương quốc vĩnh cửu và đại đồng" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 39; Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 2). Trong cuộc sống vĩnh cửu, Thiên Chúa "có toàn quyền trên muôn loài" (1Cr 15,28):
Chúa Cha là sự sống đích thực và trường tồn. Qua Chúa Con và trong Thánh Thần, Người đã ban những hồng ân thiên quốc cho vạn vật. Do lòng nhân từ, Người cũng hứa ban không sai chạy cho chúng ta đời sống vĩnh cữu (Thánh Cyrillô Giêrusalem, minh hoạ giáo lý 18,29).
TÓM LƯỢC
1052. "Chúng tôi tin là linh hồn của tất cả những ai đã chết trong ơn nghĩa của Đức Kitô... đều thuộc về Dân Thiên Chúa. Cái chết sẽ hoàn toàn bị đánh bại, trong ngày Phục Sinh, ngày linh hồn tái hợp với thân xác " (ĐGH Phaolô VI, Sollemnis Professio fidei, 28).
1053. "Chúng tôi tin rằng đông đảo các linh hồn tụ tập chung quanh Chúa Giêsu và Mẹ Maria trên thiên đàng, họp thành Hội Thánh trên trời. Ở đó trong hạnh phúc đời đời, họ được diện kiến Thiên Chúa. Ở đó theo cấp độ khác nhau, họ được nhập đoàn các thiên thần, cùng hiển trị với Đức Kitô trong vinh quang, nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta và chuyển cầu cho chúng ta trong tình huynh đệ" (ĐGH Phaolô VI, Sollemnis Professio fidei, 29).
1054. Những ai chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, mặc dù đã chắc chắn được ơn cứu độ muôn đời, còn phải chịu thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết trước khi vào hưởng niềm vui của Thiên Chúa.
1055. Do mầu nhiệm "Các Thánh Thông Công", Hội Thánh phó thác người quá cố cho Thiên Chúa từ bi và cầu nguyện cho họ, đặc biệt trong Thánh Lễ.
1056. Theo gương Đức Kitô, Hội Thánh luôn nhắc nhở tín hữu về "thực tế u buồn và bi thảm của cái chết đời đời" (Sacra Congregatio pro Clericis, Directorium catechisticum generale, 69) còn gọi là "hỏa ngục".
1057. Hình phạt chính của hỏa ngục là đời đời bị tách khỏi Thiên Chúa; vì chỉ nơi Thiên Chúa con người mới tìm được sự sống và hạnh phúc, là cùng đích và khát vọng của mình.
1058. Hội Thánh cầu nguyện để không ai bị hư mất: "Lạy Chúa, xin đừng bao giờ để con lìa xa Chúa". Thực ra không ai có thể tự cứu lấy mình được, nhưng "Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ" (1 Tm 2,4) và đối với Người "mọi sự đều có thể được" (Mt 19,26).
1059. "Hội Thánh Rôma tin và tuyên xưng vững vàng rằng, đến ngày phán xét chung, tất cả mọi người sẽ trình diện với chính thân xác mình trước tòa Đức Kitô, để trả lẽ về những hành vi của mình" (CĐ Lyon II, DS 859; CĐ Triđentinô, 1549).
1060. Nước Thiên Chúa sẽ viên mãn trong ngày tận thế. Sau phán xét chung, những người công chính được vinh thăng cả hồn lẫn xác để hiển trị muôn đời với Đức Kitô, và toàn thể vũ trụ sẽ được đổi mới. Trong cuộc sống vĩnh cửu, Thiên Chúa có "toàn quyền trên muôn loài" (1 Cr 15,28).
"AMEN"
Kinh Tin Kính, cũng như quyển cuối cùng của Thánh Kinh (Kh 22,21), kết thúc với từ Do thái: Amen. Chúng ta thường gặp từ này ở cuối các kinh nguyện của Tân Ước. Hội Thánh cũng chấm dứt các kinh nguyện của mình bằng "Amen".
1062 214.
Trong tiếng Do thái, từ Amen có cùng gốc với từ "tin", biểu thị sự vững bền, sự tin cậy được, sự trung tín. Vì thế, từ "Amen" có thể nói về sự trung tín của Thiên Chúa đối với chúng ta và sự tin cậy của chúng ta đối với Người.
1063 215 156.
Trong sách ngôn sứ Isaia, chúng ta thấy có thuật ngữ "Thiên Chúa chân lý," dịch sát chữ là "Thiên Chúa của Amen", nghĩa là Thiên Chúa trung tín với lời hứa: "Trên trần gian, ai muốn được chúc phúc, thì cũng muốn được Thiên Chúa của Amen chúc phúc" (Is 65,16). Chúa Giêsu thường dùng từ "Amen" (Mt 6,2.5.16), đôi khi lặp lại thành hai lần để nhấn mạnh (Ga 5,19) điều Người dạy là đáng tin, thẩm quyền của Người dựa trên sự chân thật của Thiên Chúa.
1064 179,2101.
Từ "Amen" ở cuối kinh Tin Kính lặp lại và xác nhận hai chữ đầu: "Tôi tin". Tin là thưa "Amen" đối với lời Chúa, lời hứa, giới răn của Thiên Chúa, cũng là phó thác trọn vẹn vào Đấng là "Amen" của tình yêu vô tận và của sự trung tín tuyệt hảo. Như thế, đời sống hằng ngày của Kitô hữu là tiếng thưa "Amen" cho câu tuyên xưng "Tôi tin" khi nhận bí tích Thánh Tẩy:
Con phải coi kinh Tin kính là gương soi. Hãy ngắm nhìn con trong đó: để xem con có thực sự tin tất cả những gì con tuyên xưng không. Hằng ngày hãy vui mừng vì con đã tin (Thánh Augustinô, Sermo, bài giảng 58,11,13).
1065.
Chính Chúa Giêsu Kitô là "Amen" (Kh 3,14). Người là "Amen" chung cuộc của tình yêu Chúa Cha đối với chúng ta; Người thay chúng ta và cùng chúng ta thưa "Amen" với Chúa Cha: "Quả thật, Chúa Kitô là "Amen" của mọi lời Thiên Chúa hứa. Vì thế cũng nhờ Người mà chúng ta hô lên "Amen" để tôn vinh Thiên Chúa (2 Cr 1, 20):
Chính nhờ Đức Kitô,
cùng với Đức Kitô
và trong Đức Kitô
hiệp nhất với Chúa Thánh Thần,
mọi vinh quang và danh dự đều thuộc về Cha
là Thiên Chúa toàn năng đến muôn thuở muôn đời.
AMEN.
Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ chúc lành cho