ĐOẠN THỨ HAI SECTIO SECUNDA CHƯƠNG II CAPUT SECUNDUM Mục 7 Articulus 7: « Inde venturus est iudicare vivos et mortuos » I. “NGƯỜI SẼ TRỞ LẠI TRONG VINH QUANG” « Iterum venturus est cum gloria » Đức Kitô đã hiển trị qua Hội Thánh... Christus iam per Ecclesiam regnat... 668 450 518. "Đức Kitô đã chết và sống lại chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết" (Rm 14,9). Đức Kitô lên trời cùng với cả nhân tính, thông phần vào quyền năng và uy quyền của chính Thiên Chúa. Đức Giêsu Kitô là Chúa: Người nắm mọi quyền bính trên trời dưới đất. Người "vượt trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được" vì Chúa Cha "đã đặt tất cả dưới chân Người" (Ep 1,20-22). Đức Kitô là Chúa vũ trụ (Ep 4,10; Cr 15,24.27-28) và lịch sử. Nơi Người, lịch sử loài người cũng như toàn thể công trình sáng tạo "được thu tóm" (Ep 1,10) và hoàn tất một cách siêu việt. ...donec omnia Ei subiiciantur 671 1043 769, 773 1043, 2046 2817 Và Hội Thánh vẫn sống giữa các thụ tạo tới nay còn rên siết và quằn quại trong cơn đau đớn lúc sinh nở, và mong đợi con cái Thiên Chúa xuất hiện" (CĐ Vatican II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium 48).Vì vậy, các tín hữu cầu xin Đức Kitô mau trở lại (2Pr,11-12)nhất là trong cử hành Thánh Thể (1Cr 11,26): "Lạy Chúa, xin ngự đến! " (1 Cr 16, 22; Kh 22,17.20). Adventus gloriosus Christi, spes Israel 673 1040 1048. Từ khi Đức Kitô lên trời, ngày quang lâm vinh hiển của Người luôn gần kề (Kh 22,20), mặc dù chúng ta "không biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt" (Cv 1,7) (Mc 13,32). Cho dù ngày quang lâm và "những thử thách cuối cùng phải xảy ra trước đó" (2 Th 2,3-12) (Mt 24,44; 1Th 5,2) còn được Thiên Chúa "cầm giữ" lại, ngày quang lâm vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào . Thánh Phaolô cũng phụ họa: "Nếu vì họ bị gạt ra một bên mà thế giới được hòa giải với Thiên Chúa, thì việc họ được thâu nhận lại sẽ là gì, nếu không phải là từ cõi chết bước vào cõi sống?" (Rm 11,15). Việc "người Do Thái trở về đông đủ" (Rm 11,12) trong ơn cứu độ của Đấng Messia, sau khi các dân ngoại gia nhập đông đủ (Rm 11,25; Lc 21,24 ), sẽ làm cho dân Chúa "đạt tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô " (Ep 4,13) trong đó "Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài " (1Cr 15, 28). Ultima Ecclesiae probatio 675 769. Trước khi Đức Kitô quang lâm, Hội Thánh phải trải qua một cuộc thử thách cuối cùng khiến nhiều tín hữu bị lung lạc đức tin (Lc 18,8; Mt 14,12). Những cuộc bách hại mà Hội Thánh phải chịu trong suốt cuộc lữ hành trên trần thế (Lc 21,12; Ga 15,19-20) sẽ vạch trần "mầu nhiệm sự dữ" dưới hình thức bịp bợm tôn giáo; hình thức này chỉ đem lại cho con người một giải đáp giả tạo cho các vấn đề của họ để rồi họ phải xa rời chân lý. Sự bịp bợm tôn giáo nham hiểm nhất là sự bịp bợm của tên Phản Kitô, nghĩa là của một thuyết Messia giả hiệu: trong đó, con người tự tôn vinh chính mình thay vì tôn vinh Thiên Chúa và Đấng Mssia của Người đã đến trong xác phàm (2Th 2, 4-12; 1Th 5,2-3; 2Ga 7; 1Ga 2,18.22). II. “ĐỂ PHÁN XÉT KẺ SỐNG VÀ KẺ CHẾT” 678 1470. Tiếp nối các ngôn sứ (Đn 7,10; Ge 3,4; Mt 3,19) và Gioan Tẩy giả (Mt 3,7-12), Đức Giêsu cũng loan báo về cuộc phán xét trong Ngày cuối cùng. Lúc bấy giờ cách ăn nết ở (Mc 12,38-40) và bí ẩn trong tâm hồn mỗi người (Lc 12,1-3; Ga 3,20-21; Rm 2,16; 1Cr 4,5) sẽ được tỏ lộ. Tội cứng lòng tin, coi thường ân sủng của Thiên Chúa sẽ bị kết án (Mt 11,20-24; 12,41-42). Thái độ đối với đồng loại sẽ cho thấy người ta đón nhận hay từ chối ân sủng và tình yêu Thiên Chúa (Mt 5,22; 7,1-5). Đức Giêsu sẽ phán: "Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta vậy" (Mt 25,40). Nhưng Chúa Con không đến để xét xử, mà để cứu độ (Ga 3,17) và thông ban sự sống của Người (Ga 5,26). Ai chối từ ân sủng ngay ở đời này, thì đã tự xử lấy chính mình (Ga 3,18;12,48), tự nhận lấy hậu quả công việc của mình (1Cr 3,12-15), và có thể tự chuốc lấy án phạt đời đời, vì từ chối Thánh Thần tình yêu. (Mt 12,32; Dt 6,4-6; 10,26-31.) Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo
CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE
1992
PHẦN THỨ NHẤT
Tuyên Xưng Đức Tin
PARS PRIMA
PROFESSIO FIDEI
TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KITÔ GIÁO
FIDEI CHRISTIANAE PROFESSIO
TÔI TIN KÍNH ĐỨC GIÊSU KITÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA
CREDO IN IESUM CHRISTUM, FILIUM DEI UNICUM
"NGAY SAU BỞI TRỜI,
NGƯỜI LẠI XUỐNG PHÁN XÉT KẺ SỐNG VÀ KẺ CHẾT”
669 792,1088 541. Đức Kitô là Chúa và cũng là Đầu Hội Thánh, Thân Thể của Người (Ep 1,22). Sau khi chu toàn sứ mạng, Đức Kitô được đưa lên trời và được tôn vinh, nhưng vẫn lưu lại trần thế trong Hội Thánh. Công trình cứu chuộc là nguồn mạch quyền bính mà Đức Kitô thực thi trên Hội Thánh bằng sức mạnh Thánh Thần (Ep 4,11-13). "Triều Đại của Đức Kitô hiện diện một cách bí nhiệm trong Hội Thánh", "mầm mống và khởi điểm Nước Trời tại thế "(Đ Vatican II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium 3,5).
670 1042 825 547. Từ khi Đức Kitô lên trời, ý định của Thiên Chúa bước vào giai đoạn hoàn thành. Chúng ta đang sống trong "giờ cuối cùng" (1 Ga 2,18; 1 Pr 4,7). "Như thế thời đại cuối cùng đã đến với chúng ta. Việc canh tân thế giới được thiết lập một cách bất khả thu hồi và thực sự đã bắt đầu được thực hiện ngay từ bây giờ: Hội Thánh lữ hành đã được trang điểm bằng sự thánh thiện đích thực, tuy chưa hoàn toàn" (CĐ Vatican II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium 48). Các dấu lạ điềm thiêng (Mc 16,17-18) xác nhận lời rao giảng của Hội Thánh, minh chứng triều đại Đức Kitô đã hiện diện (Mc 16,20).
...trong khi chờ đợi muôn loài qui phục Người
Tuy đã hiện diện trong Hội Thánh, nhưng triều đại của Đức Kitô chưa được hoàn tất "một cách đầy quyền năng và vinh hiển" (Lc 21,27) (Mt 25,31), vì Người chưa ngự giá mây trời mà đến. Triều đại này còn bị các thế lực sự dữ tấn công (2 Th 2,7), cho dù cơ bản chúng đã bị chính Đức Kitô đánh bại. Cho đến khi muôn loài quy phục Người (1Cr 15,28), "cho tới khi có trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị, Hội Thánh lữ hành mang khuôn mặt chóng qua của đời này, qua các bí tích và định chế là những điều thuộc thời đại này.
672 732 2612. Trước khi lên trời, Đức Kitô khẳng định rằng chưa đến giờ Người thiết lập Triều Đại Messia vinh hiển mà Israel mong đợi (Cv 1,6-7). Theo lời các ngôn sứ (Is 11,1-9), triều đại này sẽ mang lại cho mọi người đầy tràn tình thương, công lý và bình an. Theo Đức Kitô, thời hiện tại là thời của Thánh Thần và của chứng nhân (Cv 1,8), cũng là thời Hội Thánh gặp nhiều "thống khổ" (1Cr 7,26), thử thách (1 Pr 4,17) và chiến đấu (Ep 5,16) trong những ngày cuối cùng (1Ga 2,18; 4,3; 1Tm 4,1). Đây là thời gian chờ đợi và canh thức (Mt 25,1-13; Mc 13,33-37).
Đức Kitô quang lâm vinh hiển, niềm hy vọng của Israel
674 840 58. Đấng Messia quang lâm vinh hiển (Rm 11,31) đến lúc nào là tùy thuộc vào việc "toàn thể Israel" (Rm 11,26; Mt 23,39) nhận biết Người. Nhưng hiện nay "một phần dân Israel còn cứng lòng" (Rm 11,25) "họ không tin" (Rm 11,20) Đức Giêsu. Thánh Phêrô nói với người Do Thái ở Giêrusalem sau lễ Hiện Xuống: "Anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xóa bỏ tội lỗi cho anh em. Như vậy, thời kỳ thảnh thơi mà Chúa ban cho anh em sẽ đến, khi Người sai Đấng Kitô Người đã dành cho anh em, là Đức Giêsu đến. Đức Giêsu còn phải được giữ lại trên trời cho đến thời phục hồi vạn vật, thời mà Thiên Chúa đã dùng miệng các vị thánh ngôn sứ của Người mà loan báo tự ngàn xưa" (Cv 3,19-21).
Thử thách tối hậu của Hội Thánh
676 2425. Sự bịp bợm phản Kitô đó hiện hình trong thế giới, mỗi khi người ta tự hào sẽ thực hiện được, trong lịch sử, niềm hy vọng thời Messia vốn chỉ có thể hoàn tất bên kia lịch sử qua cuộc phán xét cánh chung. Hội Thánh cũng không chấp nhận thứ Nước Trời giả mạo dù dưới hình thức hiền hòa Thuyết Ngàn Năm (Sanctum Officium, Decretum de millenarismo, DS 3839) hoặc dưới dạng chính trị của một thuyết Messia trần tục, "tai ác tự bản chất " (ĐGH Piô XI, Thông điệp Divini Redemptoris "Thiên Chúa Đấng cứu chuộc"; CĐ Vatican II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes 20-21.).
677 1310 2853. Hội Thánh chỉ bước vào vinh quang Nước Trời sau cuộc Vượt Qua cuối cùng, theo gót Chúa mình trong cái chết và Phục Sinh (Kh 19,1-9). Nước Trời sẽ không được thực hiện bằng việc Hội Thánh tiến tới và khải hoàn trong lịch sử (Kh 13,8), nhưng do Thiên Chúa chiến thắng cơn hoành hành cuối cùng của sự dữ (Kh 20, 7-10), làm cho Giêrusalem mới từ trời xuất hiện (Kh 21, 2-4). Sau cơn rung chuyển cuối cùng trong toàn vũ trụ của thế giới đang qua đi này, (2 Pr 3,11-12), Thiên Chúa sẽ toàn thắng cuộc nổi loạn của sự dữ dưới hình thức cuộc Phán Xét cuối cùng (Kh 20,12).
1038-1041.
679 1021. Đức Kitô là Chúa của sự sống vĩnh cửu. Với tư cách là Đấng Cứu Thế, Người có toàn quyền xét xử chung cuộc công việc và lòng dạ con người. Người "có được" quyền này nhờ Thập Giá. Cho nên Chúa Cha "đã ban cho Con mọi quyền xét xử" (Ga 5,22) (Ga 5,27; Mt 25,31; Cv 10,42; 17,31; 1Tm 4,1).
TÓM LƯỢC
680. Chúa Kitô đã bắt đầu hiển trị qua Hội Thánh, nhưng muôn loài chưa quy phục Người. Cuộc toàn thắng của Vương Quốc Đức Kitô sẽ chỉ đến sau cuộc tấn công cuối cùng của các thế lực sự dữ.
681. Trong ngày phán xét cuối cùng, Đức Kitô sẽ đến trong vinh quang để hoàn tất cuộc chiến thắng tối hậu của sự lành trên sự dữ, mặc dù trong suốt lịch sử, chúng cùng phát triển như lúa tốt và cỏ lùng.
682. Khi đến phán xét kẻ sống và kẻ chết trong ngày tận thế, Đức Kitô vinh hiển sẽ phơi bày mọi tâm tư thầm kín và thưởng phạt mỗi người theo việc họ làm, tùy họ đón nhận hay từ chối ân sủng.
Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ chúc lành cho