Nước Trời Của Những Ai Nên Giống Như Trẻ Nhỏ (Mt 19,4)

 

 

Phá Thai và Vạ Tuyệt Thông Tiền Kết

Phá Thai và Vạ Tuyệt Thông

 

 

Lm. Anphong Nguyễn Công Vinh

Bộ Giáo Luật năm 1983, điều 1398 quy định kỷ luật cho việc hủy hoại sự sống của thai nhi:
“Người nào thi hành việc phá thai và nếu việc phá thai có hiệu quả, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết". 

 

Ghi chú:

- Phá thai là việc hủy hoại sự sống của một con người đang hình thành trong dạ mẹ. Phá thai có hiệu quả là khi hủy được sự sống của bào thai và đem ra ngoài.

- Gọi là Vạ Tuyệt Thông Tiền Kết (latae sententiae) là khi phạm tội là mắc vạ ngay tức khắc mà không cần người có thẩm quyền tuyên kết.

Như vậy, khi phá thai có hiệu quả thì không những người phụ nữ phá thai mà cả người thực hiện hoặc giúp thực hiện cũng mắc vạ tuyệt thông. Người mắc vạ tuyệt thông, nếu là thừa tác viên của Giáo Hội, thì ngoài việc mất đi sự thông hiệp thiêng liêng, họ còn bị hạn chế thi hành những thừa tác vụ theo chức năng của họ.

 

Sách Giáo Lý Hội Thánh Công giáo năm 1992 xác định vạ tuyệt thông là hình phạt nặng nhất theo giáo luật, cấm không cho nhận lãnh các bí tích và hành xử một số tác vụ trong Hội Thánh. Vạ nầy dành cho một số tội nặng đặc biệt.

Theo Giáo luật, chỉ có Đức Giáo Hoàng, các giám mục địa phận hay vị linh mục được ủy quyền, mới có quyền tha vạ.

Trong trường hợp nguy tử, bất cứ linh mục nào, dù không có năng quyền giải tội, vẫn có thể tha hết các tội và tha mọi vạ tuyệt thông (số 1463).

 

Hình phạt cho việc phá thai

Giáo Hội dùng hình phạt nghiêm khắc đối với những người phá thai, vì đây là tội ác nặng nề giết người vô tội. Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II trong Thông điệp Tin Mừng Sự Sống (Evangelium Vitae) đã gọi việc phá thai là một tội ác kinh tởm.

Sách Giáo Lý Công Giáo năm 1992, số 2270 nhắc nhở: “Sự sống con người phải được tuyệt đối tôn trọng và bảo vệ từ lúc được thụ thai. Ngay từ giây phút đầu hiện hữu, con người phải được kẻ khác nhìn nhận các quyền làm người, trong đó có quyền được sống là quyền bất khả xâm phạm của mọi người vô tội” (CDF, instr. Donum vitae, 1,1; x. CĐ Vaticanô II, GS 51,3).

 

Ngoài những quy định của Giáo luật về vạ tuyệt thông và những hậu quả đi kèm, thì không ai có quyền ra vạ tuyệt thông mới, hoặc ra những hình phạt liên quan, trái với quy định của Giáo luật.

 

Lm. J. Bùi Ðức Tiến  

Cũng nên biết rằng tùy theo từng giáo phận khác nhau, có nơi Đức Giám Mục ủy quyền cho một vài linh mục giải vạ, có nơi Đức Giám Mục ủy quyền giải vạ cho tất cả các cha trong giáo phận, và cũng có nơi Đức Giám Mục không ủy quyền cho ai cả, chỉ mình ngài có quyền giải vạ mà thôi.
Tuy nhiên trong trường hợp nguy tử, như điều 976 ở trên, bất cứ linh mục nào cũng có quyền giải tất cả các vạ, trừ một trường hợp duy nhất dành riêng cho Đức Giáo Hoàng là việc một linh mục lập gia đình.

 

 

 

 

 

 

Trở Về Đầu Trang

 

 

Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ chúc lành cho
Quý Cha, Quý Tu Sỹ và Quý Anh Chị Em
Phòng Đạo Binh Hồn Nhỏ
Phòng Đạo Binh Hồn Nhỏ